Bệnh học đường là những bệnh
mà học sinh mắc phải trong thời gian đi học, có liên quan đến điều kiện vệ
sinh, ánh sáng, độ chuẩn mực của phòng học, bàn ghế nơi các em học tập. Với những
hậu quả về thể chất và tinh thần đang ngày càng gia tăng cho thế hệ tương lai,
phòng chống bệnh học đường là một vấn đề cần sự quan tâm của toàn xã hội. Dưới
đây là một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh chúng ta nên biết để có những
biện pháp phòng tránh phù hợp và hiệu quả.
1. Tật khúc xạ về mắt
Chủ yếu là cận thị và viễn thị. Có khoảng
15% học sinh đang độ tuổi đi học mắc phải bệnh cận thị và đang có nguy cơ ngày
càng tăng cao. Cận thị xảy ra khi tiêu cự nhãn cầu dài hơn so với bình thường,
khiến mắt không thể nhìn rõ đồ vật hoặc do giác mạc có độ cong quá lớn do đó
ánh sáng đi vào mắt là không tập trung một cách chính xác. Các tia sáng của
hình ảnh tập trung vào phía trước võng mạc, phần nhạy cảm ánh sáng của mắt, hơn
là trực tiếp trên võng mạc, gây mờ mắt.
Nguyên nhân:
Môi trường học tập ở trường và gia đình
chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh: góc học tập, phòng học không được chiếu sáng tốt;
bàn ghế học không đúng tiêu chuẩn vệ sinh; phòng học chật tối thiếu ánh sáng tự
nhiên….
Tư thế ngồi học không đúng: đầu cúi gần vở, để lệch vở
khi viết.
Thời gian ngồi học quá dài làm mắt bị mỏi mệt.
Xem ti vi, ngồi máy vi tính, chơi điện tử trong nhiều
giờ liền, đọc sách truyện chữ nhỏ…
Biện pháp phòng tránh:
Đủ ánh sáng: Bố trí góc học tập phải đủ ánh sáng tự
nhiên và ánh sáng nhân tạo với cường độ chiếu sáng 300 - 500Lux.
Bàn ghế phải phù hợp với từng chiều cao của cơ thể học
sinh.
Sử dụng các loại sách, vở, truyện phải được in ấn rõ
nét, cỡ chữ phải phù hợp với từng cấp học và được in trên giấy tốt và sáng, chữ
phải viết đúng khoảng cách.
Ngồi học với tư thế đúng: Tư thế ngồi học phải
ngay ngắn thẳng lưng và cổ giúp tránh mệt mỏi và gù vẹo cột sống, khoảng cách
tốt nhất giữa mắt và vở cho học sinh là 30 – 40cm; làm việc với máy tính cách
60cm.
Có thời gian biểu cho học tập và vui chơi giải trí rõ
ràng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ và cân bằng với rau,
củ, quả, thịt, cá, bổ sung các vitamin đầy đủ.
Khám mắt định kì 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị
tật khúc xạ và các bệnh về mắt kịp thời
- Đối với các con, khi còn nhỏ nên bỏ những thói quen
có hại cho mắt như:
+ Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.
+ Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô,
tàu hỏa, máy bay.
+ Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối
thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không
quá 45-60 phút mỗi lần xem.
+ Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn.
Khi đeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.
2. Bệnh cong vẹo cột sống
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong sang
bên phải hoặc bên trái theo hình chữ C hay chữ S (thuận hoặc ngược). Cong cột
sống là khi cột sống xuất hiện những đoạn cong bất thường theo 2 dạng: Gù (cột
sống phần ngực uốn cong quá mức ra phía sau), Ưỡn (cột sống phần thắt lưng uốn
cong quá mức ra phía trước).
Nguyên nhân:
Tư thế ngồi học không đúng: lệch vai sang trái hoặc
sang phải, cúi đầu quá thấp.
Học sinh phải ngồi học trong thời gian quá dài trên
những bộ bàn ghế không đúng kích thước
Học sinh có thói quen mang cặp một bên mà không đeo
cặp trên hai vai.
Do phải lao động sớm: gánh vác, gặt hái, bế em…
Mắc phải một số di chứng của bệnh còi xương, suy dinh
dưỡng, lao cột sống, bại liệt.
Biện pháp phòng tránh:
Bàn ghế học tập cần có kích thước phù hợp với chiều
cao của học sinh đối với từng cấp học khi sử dụng.
Đối với học sinh TH và THCS phải sử dụng cặp sách 2 quai để đeo
trên vai;
Thầy cô giáo và bố mẹ luôn hướng dẫn, nhắc nhở các em
ngồi học đúng tư thế;.
Lập thời gian biểu cụ thể cho học tập , vui chơi giải
trí, lao động, nghỉ ngơi hợp lý ở trường cũng như ở nhà sao cho phù hợp với
từng lưa tuổi cho từng cấp học.
3. Bệnh răng miệng
Theo khảo sát tỉ lệ học sinh bị mắc bệnh
răng miệng rất lớn điển hình nhất là bị sâu răng và viêm lợi.
Nguyên
nhân:
Bệnh răng miệng ở lứa tuổi đi học (nhất là
các bé học cấp tiểu học) đó là do ăn uống và vệ sinh không đúng cách. Khiến vi
khuẩn ăn mòn răng và viêm nhiễm lợi, thậm chí một số em học sinh còn bị sún,
gây mất thẩm mỹ và quá trình ăn uống sau này. Bệnh sâu răng còn gây nhức răng, ảnh
hưởng đến dây thần kinh vùng miệng và tủy răng, có nguy cơ khiến răng bị hỏng
hoàn toàn, buộc phải nhổ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Ngoài ra sâu
răng còn có tính lây lan sang các răng bên cạnh và ảnh hưởng lâu dài về sau.
Biện pháp phòng tránh:
Cách phòng tránh bệnh
răng miệng tốt nhất chính là vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau bữa ăn. Thay bàn chải
đánh răng 3 tháng 1 lần, đánh răng 3 phút ngay sau khi ăn. Không dùng tăm xỉa
răng, thay vào đó dùng chỉ nha khoa. Hạn chế cho trẻ em ăn nhiều đồ ngọt như
bánh, kẹo, đồ uống có ga. Không ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ.
4. Bệnh béo phì
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng
cùng thời gian cho các hoạt động thể chất ít đi khiến tình trạng béo phì ở trẻ
nhỏ ngày càng trở lên phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Trẻ
béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe như nguy cơ mắc
các bệnh lý về tim mạch, ảnh hưởng đến hệ xương và nội tiết.
Nguyên
nhân:
Yếu tố di truyền.
Thiếu hoạt động thể chất .
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhanh hay ăn
nhiều đồ ăn nhanh, đồ rán chiên xào, nhiều bánh kẹo, đồ uống có ga...
Ngủ ít cũng được xem như là một yếu tố nguy cơ cao đối
với thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi.
Biện pháp phòng tránh:
Lựa
chọn một chế độ sống lành mạnh như tập thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, thường
xuyên vận động, bố mẹ có thể nhờ trẻ làm một số việc nhà như dọn nhà, tưới cây,
quét sân, nhà…Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không quá nhiều chất béo, đồ ngọt, đồ uống
có ga...
Theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ tại
gia đình và trường học để phát hiện sớm thừa cân béo phì và xử lý kịp thời.
5. Rối loạn sức khỏe
tinh thần
Ngày càng có nhiều trẻ em bị mắc bệnh rồi
loạn sức khỏe tinh thần bao gồm rối loạn hành vi ứng xử như chứng tăng động, tự
kỷ, rối loạn tư duy học hành (hội chứng Down..) và rối loan về tâm lý ( trầm cảm
học đường…)
Nguyên
nhân:
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này có
thể là do bẩm sinh hoặc do môi trường như bạo lực học đường, lạm dục tình dục,
phân biệt đối xử, tác động của gia đinh như bố mẹ ly dị… Rối loạn sức khỏe tinh
thần có ảnh hưởng nghiêm trọng đến học sinh khiến các em luôn cảm thấy căng thẳng,
mệt mỏi chán nản, sợ hãi, kém tập trung, có em lạm dụng rượu, thuốc lá thậm chí
là tự sát…
Biện pháp phòng tránh:
Luôn quan tâm và bảo vệ con, xây dựng một
môi trường sống lành mạnh cho con. Cho trẻ một môi trường đầy tình thương yêu,
khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Ngoài việc chăm sóc thể chất cho con
hãy học cách lắng nghe con nói chuyện. Khuyến khích trẻ tự lập trong cuộc sống.
6. Bệnh nhiễm trùng tiểu đường
Bệnh nhiễm trung đường tiểu xảy ra khi vi
trùng xâm nhập vào đường nước tiểu. Hầu hết các vi trùng này không nguy hiểm nếu
thải ra ngoài theo hệ bài tiết nhưng khi chúng lưu lại cơ quan khác trong đường
tiết niệu sẽ dẫn đến bệnh viêm bàng quang, viêm thận…
Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh các cơ quan
đường tiết niệu, uống nhiều đủ lượng nước lọc trong ngày, không ăn nhiều đồ ăn
có nhiều đường, nhiều protein, đồ ăn quá mặn các chất có thể tạo sỏi trong thận
và bàng quang. Đặc biệt, trẻ em nên ăn chín, uống sôi, không nhịn đi vệ
sinh.
Đó là một số bệnh hay gặp ở lứa tuổi học
sinh khi ngồi trên ghế nhà trường, vì thế nên chúng ta cần phải trang bị cho
con trẻ những kiến thức về bệnh giúp trẻ tự phòng tránh giúp trẻ có một cơ thể
khỏe mạnh để đạt hiệu quả trong học tập cũng như có một tương lai tươi sáng về
sau.