Công
tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường là nhiệm vụ hàng đầu nhằm
nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ; khắc
phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình dạy học; từ đó góp phần đáp ứng
yêu cầu đổi mới của giáo dục. Hiểu rõ về vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng
giáo viên, tổ chuyên môn đã thực hiện buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tiên của
năm học rất nghiêm túc.
Năm
học 2024 – 2025, tổ Ba gồm có 8 đ/c giáo viên trong đó có 1 đ/c giáo viên mới
chuyển khối. Trong buổi sinh hoạt, đồng chí Tổ trưởng Lê Thị Thanh Thủy đã nêu
rõ những nhiệm vụ chuyên môn cần thực hiện. Cụ thể:
- Thực hiện chủ đề năm học 2024-2025 là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất
lượng, đoàn kết kỷ cương”.
- Thực hiện theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH
ngày 07/06/2021của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng
dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học.
- Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Thông
tư 27/2021-BGDĐT ngày 4/9/2021 của Bộ GDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học;
Thông tư 28/2021-BGDĐT ngày 4/9/2021 của Bộ GDĐT về Điều lệ Trường tiểu học; Thực hiện công văn số 3898/BGDĐT-GDTH ngày
30/7/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục tiểu học năm học 2024- 2025;
- Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt
chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục STEM và lồng ghép dạy
trong một số bài học.
- Hướng dẫn xây dựng và kiểm tra kế hoạch của từng cá
nhân trong tổ theo kế hoạch bài dạy.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trọng tâm về
đổi mới phương pháp, ứng dụng bảng tương tác thông minh trong dạy học.
- Triển khai thực hiện
đưa nội dung giáo dục kĩ năng công dân số vào giảng dạy ở cấp tiểu học thông
qua dạy học môn Tin học và tích hợp giáo dục kĩ năng công dân số thông qua tổ
chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục khác theo Kế hoạch của Sở GDĐT Hà
Nội.
-
Dạy học tích hợp, lồng ghép các
nội dung giáo dục ở cấp tiểu học linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp
theo kế hoạch giáo dục của nhà trường:
+
Giáo dục an toàn giao thông,
+
Giáo dục bảo vệ môi trường,
+
Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích
+
Giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho học
sinh tiểu học
+
Giáo dục quốc phòng và an ninh
+
Giáo dục về quyền con người (theo tài liệu của Bộ
GDĐT)
- Giáo viên biên soạn các mức câu hỏi, bài tập trong đề
kiểm tra định kì đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, định hướng phát triển
năng lực học sinh và tập trung vào nội dung đánh giá thường xuyên. Ra đề kiểm
tra khảo sát hàng tháng trên PM Hanoi Study.
- Kiểm
tra đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên tổ theo kế
hoạch của nhà trường.
- Giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động giáo dục
khác của nhà trường.
Các đ/c giáo viên trong tổ cũng đã mạnh dạn đăng kí một
số chỉ tiêu như sau:
* Đăng kí danh hiệu thi đua
- Giáo viên
dạy giỏi cấp trường: 8 đ/c - 100 %
- Giáo viên
chủ nhiệm giỏi cấp trường: 8 đ/c - 100 %
- Giáo viên
đạt lao động tiên tiến: 8 đ/c - 100%
-
Giáo viên giỏi cấp quận: 1 đ/c – 12,5%
-
Giáo viên đạt danh hiệu CSTĐCS: 1 đ/c – 12,5%
* Học sinh:
-
Học sinh xuất sắc: Từ 20% - 30%
-
Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện: Từ 5% - 10%
-
Học sinh nhận được thư khen: 75% - 80%
* Các thành tích khác
- Học sinh đạt giải cấp Quận: 24 em – 6,4%
- Học sinh đạt giải cấp Thành phố: 21 em –
5,6%
- Học sinh đạt giải cấp Quốc gia: 13 em –
3, 4%
- Học sinh đạt giải cấp Quốc tế: 20 em –
5,3%
Để thực hiện được mục tiêu trên, tổ cũng đề ra các biện
pháp thực hiện như:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn: soạn, giảng
đúng chương trình, thời khóa biểu.
- Sử dụng tối đa và có hiệu quả đồ dùng dạy học trong
các tiết học.
- Có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, đảm bảo chất
lượng và nộp trên phần mềm hồ sơ điện tử đúng thời gian quy định.
- Tích cực thay đổi các phương pháp giảng dạy trong từng
tiết học để gây hứng thú cho học sinh, đặc biệt là việc ứng dụng các phần mềm dạy
học
- Không làm việc riêng, nghe điện thoại trong giờ học.
- Có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng học sinh có năng khiếu,
phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Thực hiện tốt các kiểm tra, đánh giá, góp phần giảm
việc học tập quá tải. Đánh giá theo chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản hình thức
đánh giá, phù hợp đổi mới giáo dục.
- Chú trọng rèn luyện các kĩ năng mềm và văn hóa nhà
trường cho học sinh.
Với
sự nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm, đội ngũ giáo viên tổ Ba sẽ không ngừng
đổi mới, phát triển để hướng tới mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, có chất
lượng cao và hội nhập quốc tế.