Thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018 vừa qua, Cô Lưu Thiên Trang nhân viên Y tế nhà trường đã trực tiếp tuyên truyền hướng dẫn các thầy cô giáo cùng các em học sinh nhà trường tìm hiểu và biết cách phòng chống bệnh chân tay miệng.
- Bệnh Tay – châm – miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột Enterovirus (EV 71) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là từ 1 – 3 tuổi. Bệnh lây mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Là bệnh nguy hiểm vì có các biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, có thể tử vong.
2. Đường lây truyền:
- Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá, khi ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus gây bệnh.
- Lây qua tiếp xúc với dịch tiết mũi họng – phỏng nước bị vỡ và phân của người nhiễm bệnh.
- Lây trực tiếp khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc gián tiếp qua các đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà, quần áo, đồ dùng học tập bị nhiễm virus.
3. Biểu hiện của bệnh:
- Thời gian ủ bệnh: từ 3 – 7 ngày.
- Khởi phát: từ 1- 2 ngày biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn và tiêu chảy vài lần/ ngày.
- Toàn phát: có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi.
+ Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, phỏng nước tồn tại trong thời gian ngắn sau đó để lại vết thâm trên da.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biên chứng viêm não, viêm màng não.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hụ hấp thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh.
Hình ảnh: Triệu chứng của bệnh tay – chân – miệng
4. Xử trí:
- Phát hiện sớm những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để cách ly, theo dõi và báo cáo cho cơ sở y tế để xử trí kịp thời. Khi trẻ sốt: dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không làm vỡ các nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và làm lây lan bệnh.
- Không cho trẻ đến lớp học để tránh lây lan sang trẻ khác, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu.
- Đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu sau:
+ Trẻ sốt cao > 390C, thở nhanh, bỏ ăn, bỏ bú, nôn nhiều.
+ Trẻ li bì, ngủ nhiều hoặc quấy khóc, hốt hoảng hoặc co giật.
+ Trẻ tím tái, vó mồ hôi lạnh.
5. Phòng bệnh:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh (Đặc biệt sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, hay thay quần áo, tã).
- Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi, bũ lờ la dưới đất.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, khử trùng lớp học, nền nhà, dụng cụ, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch Chloramin B 0,5% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, cách ly trẻ ít nhất 10 ngày để hạn chế lây bệnh cho trẻ khác.