Khi bị đau mắt đỏ, mắt sẽ đau, cộm, gây cảm giác khó chịu. Do đó, chúng ta cần thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt hợp lý để mắt dễ chịu hơn. Dưới đây là các cách chăm sóc khi bị đau mắt đỏ mà chúng ta có thể tham khảo thực hiện chăm mắt tại nhà .
- Sử dụng thuôc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt chúng ta có thể nhỏ cho con là thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0.9% (nước muối sinh lý) nhằm rửa sạch bụi bẩn, gỉ mắt (ghèn) có trong mắt , giữ mắt luôn sạch sẽ. Thực hiện nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho từ 6 - 7 lần mỗi ngày. Sau đó, dùng bông sạch hoặc khăn mềm thấm khô và vứt bỏ trong túi bóng kín để tránh lây sang người khác.
Ngoài ra khi bị đau mắt đỏ, người thân và gia đình cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý từ 4 - 5 lần rửa mắt để phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan. Tuy nhiên, không được sử dụng chung thuốc nhỏ mắt với người khác, mỗi người sử dụng một lọ riêng kể cả đối với bị đau mắt đỏ.
Có thể nhỏ kháng sinh cho khi có sự chỉ định của bác sĩ để làm thuyên giảm các triệu chứng của đau mắt đỏ. Khi nhỏ thuốc mắt chứa kháng sinh nên nhỏ khi ngủ để thuốc có thể tiếp cận được vào trong mắt.
2. Đắp khăn ấm cho mắt
Đắp khăn ấm cho mắt là một trong những cách giúp làm giảm cảm giác đau nhức ở mắt mà chúng ta có thể thực hiện cho ngay tại nhà, đạt được hiệu quả giảm đau cao khi đau mắt đỏ.
Đầu tiên, ngâm khăn sạch có chất liệu mềm mịn vào trong nước nóng và vắt khô nước trong khăn sau đó, nhẹ nhàng đặt khăn lên vùng mắt đau của trong khoảng 10 phút sẽ giúp mắt bớt cộm, khó chịu hơn.
Nhiệt độ cao từ nước ấm có tác dụng làm giãn các mạch máu, tăng khả năng lưu thông của máu đến khu vực chường nóng nhằm giảm sự đau đớn và kích ứng của mắt. Thực hiện massage mắt nhẹ nhàng tăng lượng chất lỏng tiết ra trên mí mắt, giữ đôi mắt không bị khô.
Lưu ý: Khi thực hiện đắp khăn ấm cho mắt không nên sử dụng nước quá nóng bởi vùng da xung quanh mắt thường rất mỏng manh và nhạy cảm. Nhiệt độ quá nóng có thể làm bỏng, ảnh hưởng đến mắt.
3. Đắp khăn lạnh cho mắt
Bên cạnh biện pháp đắp khăn nóng để chăm sóc đau mắt đỏ cho, thì đắp khăn lạnh cho mắt cũng là biện pháp dễ dàng giúp làm giảm đau mắt, chúng ta có thể thực hiện ngay tại nhà.
Các bước thực hiện đắp khăn lạnh cho mắt cũng thực hiện tương tự giống như chườm nóng. Đầu tiên, ngâm khăn sạch có chất liệu mềm mịn vào trong nước lạnh và vắt khô nước trong khăn sau đó, nhẹ nhàng đặt khăn lên vùng mắt đau của trong khoảng 10 phút. Chườm khăn lạnh có tác dụng làm dịu tức thì các vết sưng cũng như làm giảm bớt các cơn ngứa gây ra do kích ứng ở mắt.
Lưu ý: Khi thực hiện đắp khăn lạnh cho mắt không nên sử dụng nước quá lạnh bởi vùng da xung quanh mắt thường rất mỏng manh và nhạy cảm. Nhiệt độ quá lạnh có thể làm ảnh hưởng đến mắt.
4. Thuốc giảm đau không kê đơn
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể cải thiện tình trạng đau mắt đỏ nhưng không chữa khỏi bệnh. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm viêm. Ngoài ra, thuốc dị ứng cũng có thể làm giảm các triệu chứng đau mắt đỏ.
5 . Chế độ ăn uống hợp lý
Khi đau mắt đỏ, chúng ta cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng. Cơ thể khỏe mạnh sẽ tự chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn, virus,... từ đó có thể điều trị đau mắt đỏ mà không cần sử dụng các biện pháp can thiệp khác.
Ăn nhiều rau củ quả, trái cây, các thực phẩm tốt cho mắt, chứa nhiều vitamin, các loại hạt và đậu, uống nhiều nước,... để cơ thể được hấp thụ những thực phẩm tốt.
Đối với trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ vẫn còn đang bú mẹ thì mẹ nên cho con bú càng nhiều càng tốt. Chất dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ giúp có thêm nhiều sức kháng cho trẻ, chống lại được các vi khuẩn, virus xâm nhập gây nên tình trạng đau mắt đỏ.
Đặc biệt tuyệt đối không được nhỏ sữa non vào mắt trẻ sơ sinh để điều trị đau mắt đỏ theo phương pháp dân gian bởi sẽ làm ảnh hưởng đến mắt. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm tốt để tăng sức đề kháng cho bản thân, gián tiếp tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua sữa mẹ.
* Những điều không nên làm khi bị đau mắt đỏ
- Không giữ vệ sinh mắt, đưa tay lên dụi mắt, không vệ sinh cá nhân.
- Sử dụng kính áp trong trong thời gian đau mắt đỏ.
- Vẫn còn trang điểm cho mắt khi bị đau mắt đỏ hoặc mắt đang bị nhiễm trùng.
- Tự ý sử dụng thuốc nhỏ có chứa corticoid hay những thuốc chưa rõ thành phần vào mắt. Điều này không những không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
* Khi nào cần đi khám bác sĩ
- Khi thấy đau ở mắt hoặc có vấn đề khi nhìn.
- Khi thấy nhạy cảm với ánh sáng (thấy khó chịu khi nhìn vào nguồn ánh sáng mạnh).
- Khi triệu chứng kéo dài cả tuần hoặc hơn, hoặc triệu chứng không bớt mà ngày càng tệ.
- Khi mắt ra rất nhiều gỉ (ghèn).
- Khi bạn có triệu chứng khác của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, chúng ta sẽ biết được cách chăm sóc khi bị đau mắt đỏ hiệu quả giúp cho mắt mau bình phục cũng như giữ cho mình một đôi mắt thật khỏe mạnh.