!important; 1.Fluor là gì?
Fluor là một hợp chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc hình thành men răng, tái khoáng men răng, giúp cho quá trình canxi hóa răng. Ký hiệu hóa học của Fluor là F. Trong cơ thể người có khoảng 2g flour phân bố 96% ở xương và răng và một số ít nằm ở gân, dây chằng và mạch máu.
Fluor là nguyên tố hóa học không có mùi, không vị có trong nước và trong các loại rau xanh, ngũ cốc, đậu, bắp,... Fluor tồn tại với trạng thái kết hợp với các chất khác như Calci, Phosphate trong tự nhiên hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước.
  !important; 2. Fluor có tác dụng gì?
  !important; 2.1 Phát triển răng
Thành phần fluor sẽ có tác dụng trong quá trình hình thành men răng và ngà răng. Quá trình tích fluor ở răng xảy ra từ lúc nhỏ, chính là thời kỳ hình thành và phát triển các răng sau này.
Khi đó, fluor cùng với chất canxi sẽ giúp kiến tạo men răng ở thời kỳ hình thành, sau đó tham gia tái khoáng men răng khi răng hình thành. Men răng sẽ phủ một lớp khoáng trên bề mặt giúp răng được trở nên cứng chắc hơn, nhờ đó mà vi khuẩn ở răng hoạt động kém hơn hạn chế được bệnh lý sâu răng.
2.2 Hình thành xương
Đối với cơ thể, fluor là chất cấu tạo thành mô xương có tác dụng kích thích và tổng hợp collagen trong giai đoạn đầu để khôi phục vị trí khi gãy xương. Đồng thời nó có vai trò trong quá trình chống lão hóa xương, hợp chất Natri Florua (NaF) sẽ kích thích nguyên bào xương giúp tăng khả năng tạo xương.
2.3 Chuyển hóa canxi, photpho
Nếu như thừa fluor trong cơ thể có thể xảy ra rối loạn chuyển hóa Photpho – Canxi gây ra xốp xương. Trường hợp thiếu fluor thì men răng sẽ yếu hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sâu răng.
3.Một số lưu ý !important; cơ thể bị thiếu hoặc thừa fluor
  !important; Thành phần fluor trong cơ thể con người sẽ có mức giới hạn nhất định đối với hoạt động sinh học, chính vì vậy việc thừa hay thiếu fluor đều sẽ mang đến vấn đề xấu cho sức khỏe răng miệng và cả cơ thể.
  !important; 3.1 Tình trạng thiếu fluor
  !important; Tình trạng thiếu fluor được xác định trong nước lượng fluor dưới 0,5mg/l, nó gây ra bệnh sâu răng và loãng xương. Ở mỗi chiếc răng sâu, lượng fluor thấp hơn nhiều so với răng bình thường, do đó độ bền vững cũng không cao. Khi chịu tác động từ môi trường axit trong miệng, răng thiếu fluor sẽ dễ bị ăn mòn hơn nhiều.
Ở trẻ em, fluor có vai trò giúp ngăn ngừa từ 20 – 40% nhưng không thể loại trừ hoàn toàn sâu răng. Do ảnh hưởng từ các yếu tố từ các loại đường và vấn đề vệ sinh răng miệng. Nhưng không vì thế mà có thể phủ nhận được vai trò của fluor trong việc bảo vệ răng cũng như tránh khỏi những tác hại của vi khuẩn và bệnh lý sâu răng.
  !important; 3.2 Tình trạng thừa fluor
  !important; Tình trạng thừa hay còn gọi là ngộ độc Fluor sẽ hủy hoại men răng. Khi đó, biểu hiện trên bề mặt của răng là xuất hiện những đốm trắng, vàng với kích thước to dần, từ xám chuyển dần sang vàng. Trên men răng cũng sẽ xuất hiện các rãnh bị ăn mòn, răng sẽ dễ vỡ hơn. Bệnh này gây tổn thương ở răng vĩnh viễn. Việc nhiễm fluor không chỉ làm biến đổi răng mà còn gây ra rối loạn chuyển hóa photpho - canxi khiến xương dễ bị biến dạng, dễ gãy hơn.
  !important; 4.Vệ sinh răng miệng với fluor đúng cách tại nhà
  !important; Việc vệ sinh răng miệng khi dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor là phương pháp phòng ngừa các bệnh lý nha chu, viêm nướu và sâu răng hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, bạn cũng cần tuân thủ một vài bước sau đây:
Bước 1: Lấy lượng kem đánh răng có chứa fluor vừa đủ và tiến hành đánh răng. Hãy nhớ đánh răng đúng cách như đưa bàn chải theo chiều dọc lên xuống để hạn chế việc làm mòn men răng hay làm tổn thương nướu.
Bước 2: Dùng 1 đoạn chỉ nha khoa để lấy thức ăn còn sót lại tại các kẽ răng, những nơi bàn chải chưa chải sạch được.
Bước 3: Sử dụng nước súc miệng để làm sạch trong khoang miệng đồng thời giảm được các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, rát họng,…
  !important; 5.Các thực phẩm cung cấp fluor
  !important; Trà xanh, trà đen được coi là thực phẩm giàu flour tự nhiên nên được bổ sung hàng ngày để có hàm răng chắc khỏe.
  !important; Các loại nho khô lẫn nho tươi đều là thực phẩm chứa nhiều fluor. Mỗi ngày bạn có thể uống 1 ly nước ép nho để giúp răng chắc khỏe. Ăn nho khô còn giúp giảm táo bón, ngăn ngừa thiếu máu, sốt và rối loạn chức năng sinh lý.
Các hải sản như tôm, cua, hàu đều chứa vi chất fluor do hàm lượng fluor có sẵn trong nước. Ngoài ra chúng còn giàu protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Rượu vang trắng có chứa khoảng 0,06 miligam flour nên bạn có thể cung cấp thêm fluor cho cơ thể thông qua việc dùng 2 ly vang trắng mỗi ngày.
Khoai tây cung cấp khoảng 0,14 miligam fluor, có thể chế biến đa dạng thêm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Các loại rau quả như rau xanh, bắp cải, súp lơ, cà chua, cà rốt, dưa chuột, đậu...đều là nguồn cung cấp fluor hiệu quả.
Răng được cứng chắc, không sâu răng và giữ được màu men trắng sáng tự nhiên chính là nhờ có Fluor có trong răng và xương răng. Sử dụng Fluor với liều lượng vừa phải cũng như tham vấn ý kiến nha sĩ sẽ hạn chế được nguy cơ ngộ độc Fluor. Việc đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày cũng với kem đánh răng có Fluor sẽ giúp răng bạn được khỏe mạnh và sáng bóng hơn. Chúc các bạn có có hàm răng chắc khỏe, nụ cười rạng rỡ và tương lai tươi sáng.
  !important;