!important; Thực hiện chỉ đạo của BGH trường Tiểu học Long Biên sáng ngày 14/12/2020, trong tiết chào cờ đầu tuần tổ chức tại lớp học 100% giáo viên chủ nhiệm các đã tuyên truyền và hướng dẫn các em học sinh cách phòng chống dịch bệnh thủy đậu.
1. Tìm hiểu về bệnh thủy đậu:
- Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên.Bệnh rất dễ lây truyền và bùng phát thành dịch bệnh diện rộng.
- Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp.
- Biểu hiện của bệnh là các mụn nước mọc ở đầu, mặt và toàn thân.
- Thời gian ủ bệnh thường từ 2-3 tuần.
Trẻ  !important; em là đối tượng phổ biến mắc bệnh thủy đậu
2. Thủy đậu có !important; lây không?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng. Khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.
- Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có dấu hiệu khác nhau.
  !important;
Bệnh thủy đậu và những biến chứng nguy hiểm
Thủy đậu là bệnh lành tính, chúng vốn sẽ khỏi sau 1 thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nào cũng sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp chữa trị đúng cách. Các biến chứng của thủy đậu gồm:
- Nhiễm trùng, gây lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu bên trong. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do không kiêng giữ được như dùng tay để gãi ngứa.
- Gây viêm não, viêm màng não (xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước): là biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn, tuy nhiên người lớn dễ gặp phải biến chứng này hơn. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Khi điều trị tại nhà:
Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.
Cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
Khi dùng thuốc điều trị:
Với các nốt mụn nước trên cơ thể, bạn có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
Tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Lịch tiêm gồm:
Mũi 1: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
Mũi 2: Trẻ từ 1 - 13 tuổi: tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.
Dưới đây là một số hình ảnh tuyên truyền tại các lớp: