Tôi từng nghe ai đó nói rằng:
“Có một nghề bụi
phấn bám đầy tay
Người
ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời muôn vạn hoa thơm.”
Vâng! Từ muôn đời nay, cây theo lẽ thường
thì phải trồng vào đất như vậy mới có thể nở được những đóa hoa thơm. Nhưng từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã thấm nhuần và hiểu được rằng có một
nghề - người ta thường gọi đó là nghề cao quý nhất, một nghề chưa bao giờ trồng
cây vào đất, nhưng có thể nở cho cuộc đời muôn vạn đóa hoa thơm ngát hương…. Đó
là “ Nghề Giáo”. Hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị Nhài hằng ngày lên lớp đã in sâu
vào trong lòng tôi hai chữ “ Giáo viên” thật thiêng liêng và cao cả. Với tôi,
cô không chỉ là một người “ Cô”, một người “ Đồng nghiệp” gương mẫu, luôn sẵn
sàng cống hiến cho giáo dục mà cô còn là một người giáo viên đầy nhiệt huyết,
luôn muốn đem yêu thương, kinh nghiệm quý báu của mình truyền trao
cho các em học sinh kĩ năng sống vào mỗi dịp hè để ứng dụng được vào thực tiễn
và là một người giáo viên có tấm lòng bao la, nhân hậu.
Tôi quen cô cách
đây 2 năm từ khi bắt đầu chuyển công tác về Trường Tiểu học Long Biên. Vào một
buổi trưa khi hai cô cháu cùng nhau ở lại trường, vô tình tôi gặp cô khi trên
tay mình đang cầm Chương Tình Khóa Tu An Lạc của chùa năm 2016. Lúc ấy, chương
trình chưa tìm được giáo viên dậy Kĩ năng sống. Không hiểu nhân duyên gì đưa đẩy
tôi buột miệng hỏi cô “ Cô Nhài ơi, cô có quen ai dạy kĩ năng sống ở bên Hà Nội
không ạ?”. Cô nói với tôi rằng cô giáo của cô là một người dạy Kĩ năng sống rất
giỏi và cô đã từng là trợ giảng nhiều năm liền rồi bảo rằng tôi có vấn đề gì vậy?
Khi đó tôi vui quá liền bảo với cô rằng: “ Chương trình Khóa Tu An Lạc năm nay
của chùa là năm đầu tiên nên còn gặp nhiều khó khăn, cháu chưa tìm được giáo
viên dậy Kĩ năng sống giúp chùa”. Tôi nhờ cô giúp tôi mảng này. Cô Nhài đã
không ngần ngại nhận lời tôi và nói rằng “ Cháu cứ yên tâm”.
Tháng 6 đến, các
bạn học sinh được nghỉ hè nô nức đến chùa tham gia Khóa tu An Lạc. Trong không
khí trang nghiêm, thanh tịnh nơi cửa Phật, ai ai cũng thấy làm vui mừng. Hôm ấy
có tiết kĩ năng sống, tôi chờ cô Nhài từ sáng ở chùa. Trước giờ học 30 phút,
tôi thấy cô đã có mặt. Cô dắt xe vào cổng chùa, tôi thấy mồ hôi cô nhễ nhại.
Cái nắng gay gắt tháng sáu khiến bản thân tôi cũng cảm thấy khó chịu nhưng cô vẫn
nở nụ cười rất tươi trên môi. Tôi được biết từ nhà cô đến nơi khá xa, nhưng cô không
nề hà gì mà còn đến rất đúng giờ.
Bài giảng Kĩ
năng sống của cô hôm đó là “Những kỹ năng phòng, chống khi động đất xảy ra”.
Bài giảng cô
soạn rất chi tiết, khá phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp 1, cấp 2. Sau màn giới
thiệu cô
nói rằng: “Chúng ta đều được biết rằng, động đất là một thiên tai kinh
hoàng, luôn xảy ra bất ngờ không hề có dấu hiệu báo trước, có thể cướp đi sinh
mạng của hàng nghìn người. Hầu hết người bị chấn thương là do các vật thể rơi
trúng khi đang cố gắng thoát khỏi hiện trường, đặc biệt là tòa nhà. Mất mát do
thiên tai thường khó tránh khỏi. Nhưng nếu các con biết trang bị cho mình những
kỹ năng thoát hiểm cơ bản sẽ giúp con phần nào hạn chế thương vong”. Hình ảnh cô giảng bài đầy nhiệt huyết, vận
dụng những kiến thức về động đật vào bài giảng của mình khiến học sinh vô cùng
hứng thú. Cô đưa ra một loạt những tình huống sẽ xảy ra rồi thực hành cùng học
sinh. Nhìn cô ,tôi
bất chợt nghĩ đến ai đó đã nói rằng:
" Cuộc sống không phải đo
bằng bao nhiêu năm, mà đo bằng bao nhiêu yêu thương bạn cho đi và nhận lại
"
Và cứ thế, vào dịp hè, hàng tuần cô đều đi xe máy rất xa để đến dậy
các bạn nhỏ nơi đây. Mỗi ngày, cô lại
chọn một bài giảng khác nhau để giúp ích cho các bạn nhỏ. Tôi tin rằng thông qua buổi học, các
bạn học sinh sẽ nắm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà cô giáo đã
truyền trao, cũng như ứng dụng được vào thực tiễn.
Không chỉ là một người có tấm lòng
nhiệt huyết, cô còn là một người có tấm lòng bao la, nhân hậu. Làm việc cùng cô
2 năm, tôi được biết cô thường xuyên tham gia những chương trình từ thiện, mang
ý nghĩa nhân đạo. Vừa qua, cô cùng toàn thể cán bộ giáo viên Trường Tiểu học
Long Biên đã tới Tả Củ Tỷ - đây là một xã xa nhất huyện vùng cao Bắc Hà. Là nơi
cư trú của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao và Mông và là xã vùng cao thuộc diện
đặc biệt khó khăn của huyện. Cùng đi với cô ở chuyến đi này, tận mắt nhìn thấy
sự nhiệt tình làm việc của cô, cùng những hành động đẹp với các em nhỏ vùng
cao, lòng tôi cảm động vô cùng. Tôi thầm ước mình sẽ luôn được làm việc với cô,
có thể cùng cô tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện để tấm lòng mình cũng như
cô : bao la, rộng lớn, gửi tình thương yêu tới tất cả mọi người.
“ Cô đi khắp muôn nơi – Gieo hạt trồng muôn lối ”
Như bông hoa
tươi đẹp
Có sắc lại
thêm hương
Nói hay và
làm giỏi
Kết quả thật
vô thường
Với tôi, cô Nhài luôn là một người
truyền cảm hứng ở trong từng giờ dạy trên lớp cũng như đem đến cho cuộc đời đầy
niềm vui. Luôn dành sự nhiệt huyết, tình yêu mãnh liệt cho nghề giáo, luôn sống
hết mình với những điều đẹp nhất của cuộc đời.