!important; Đối với mỗi người, thời thơ ấu là một dấu ấn khó phai trong cuộc đời. Và trong những ngày chập chững bước đi đầu tiên ấy, người ta sẽ không thể nào quên những bàn tay đã dìu dắt họ đi trên con đường kiến thức của nhân loại. Và sau này cũng vậy, chúng ta sẽ không bao giờ quên những thầy cô giáo đã và đang dạy dỗ chúng ta hôm nay. Trong buổi giới thiệu sách tháng Tư này, hai em Nguyễn Thế Hưng và Nguyễn Thế Hiếu lớp 4A4 trường TH Long Biên, xin giới thiệu tới các bạn học sinh cuốn sách "Tôt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ " của tác giả người Nhật Tet-su-cô Ku-rô-y-a-na-gi, là một câu chuyện cảm động của những con người đã sống hết mình, và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.
  !important; Cuốn sách “Tôt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ” được xuất bản đầu tiên năm 1981. Ở khắp nơi trên thế giới, “Tôt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ” được đón nhận như là cuốn truyện đặc biệt đối với các em thiếu nhi. Cuốn sách hôm nay chúng em giới thiệu với các bạn được xuất bản năm 2010, dày 259 trang do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Malaysia, tiếng Việt.
  !important; Cuốn sách là cuốn tự truyện với những kỉ niệm ngọt ngào hạnh phúc của Tet-su-cô về ngôi trường Tiểu học Tô-mô-e và thầy hiệu trưởng Sô-sa-ku Kô-bay-a-shi. Chúng ta có thể thấy được nội dung của cuốn sách ngay lời đề tựa “Để tượng niệm thầy giáo Sô-sa-ku Kô-bay-a-si”
Tôt-tô-chan là tên hồi nhỏ của tác giả Tet-su -ko. Cô bé sinh trưởng trong một gia đình hạnh phúc có cha là nghệ sĩ vĩ cầm, mẹ là vận độngviên bóng rổ. Mới sáu tuổi, Tôt- tô-chan đã bị đuổi học ở trường tiểu học vì em quá hiếu động và lạ lùng so với các bạn. Mẹ của Tôt- tô-chan biết ngôi trường bình thường không thể hiểu được con gái, bà liền xin cho em vào học tại To-mo-e Ga-ku-en (Trường To-mo-e) của thầy hiệu trưởng Sô-sa-ku Kô-bay-a-shi. Trường Tomoe có lớp học là những toa tàu cũ, cả trường chỉ có hơn năm mươi học sinh, ai cũng đặc biệt như Tôt- tô-chan , thậm chí có cả những em bị khuyết tật. Nhưng vượt qua những trở ngại và khác biệt tính cách, các học sinh ở To-mo-e đều hoà hợp với nhau như anh em. Thầy hiệu trưởng Ko-bay-a-shi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở To-mo-e không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước và những môn không thích thì học sau cùng. Các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cần và cho bài tập. Nhà trường còn tổ chức cắm trại, đi du lịch cho các em được mở mang tầm mắt, gần gũi với thiên nhiên.
Nhờ sự giáo dục của thầy hiệu trưởng Ko-bay-a-shi, học sinh To-mo-e đều trở thành những người tốt và thành đạt trong xã hội. Mặc dù trường To-mo-e chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi (1937-1945) rồi bị bom đạn của thế chiến thứ hai phá sập, toàn bộ học sinh luôn luôn khắc ghi ngôi trường trong ký ức của họ, đặc biệt là Tôt- tô-chan . Cô bé vẫn nhớ mãi lời thầy Ko-bay-a-shi thường nói: "Em biết không, Em thật là một cô bé ngoan". "Nếu không học ở Tomoe..." - tác giả viết - "nếu không được gặp thầy Ko-bay-a-shi, có lẽ tôi đã là một người mang đầy mặc cảm tự ti với cái mác “đứa bé hư” mà mọi người gán cho" hay“những câu nói đó đã giúp tôi vươn lên rất nhiều”. Cô bé Tôt- tô-chan nghịch ngợm ngày nào đã trở thành một diễn viên truyền hình nổi tiếng nhất Nhật Bản nhiều năm liền, cô còn lại đại sứ của Unicef…Tetsuko cũng dành những trang cuối của tác phẩm để viết các bạn bè cùng lớp của mình và cả cuộc sống sau này của họ. Có người đã trở thành nhà khoa học, người chuyên trồng hoa lan, người trở thành nhà giáo dục và nghệ sĩ …
Mong rằng sau khi đọc xong cuốn sách này các bạn sẽ tự tin hơn để học tập thật tốt, vươn cao và bay xa trong tương lai…