!important; Hôm nay là buổi học trực tuyến cuối năm. Ai cũng hào hứng chào cô chào bạn khi vào lớp. Em chắc chắn trong buổi học hôm nay, cô sẽ cho chúng em tham gia trò chơi Tìm hiểu về Ngày Tết Nguyên Đán. Và đúng như dự đoán, trò chơi được cô tổ chức ngay đầu giờ học. Em rất tự tin vì mình đã tìm hiểu rất kĩ những nội dung về Ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Những câu hỏi xuất hiện trên màn hình thật dễ đối với em. Tổng kết trò chơi em là người dành được nhiều điểm nhất.
  !important; Sau phần trò chơi đầy hấp dẫn đó, cô mời em trình bày những điều hiểu biết của mình cho cả lớp cùng nghe. Em dõng dạc kể về ngày Tết một cách tự tin:
“Các bạn thân mến!
Theo truyền thống của người Việt Nam ta, cứ vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn ông về chầu trời, đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.
  !important; Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình, gia đình ấy có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình.
Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo trong ngày Tết cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho sự êm ấm, hạnh phúc của một gia đình, mong muốn sang năm mới sẽ ngày càng hòa thuận, hạnh phúc hơn. Sau nghi lễ tế ông Công ông Táo về trời cá chép được mang đi phóng sinh, cũng có gia đình không dùng cá chép thật, họ sử dụng cá chép bằng giấy sau đó hóa cùng mũ áo.
  !important; Bước sang năm mới, người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ… trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.
  !important; Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và còn để bày tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
  !important;Bên phố đông người qua.
  !important; Bày mực tàu giấy đỏ
Lại thấy ông đồ già
Mỗi năm hoa đào nở
  !important; Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Hằng năm, thường là từ mùng 2 Tết trở đi, mọi người đã bắt đầu rủ nhau đi xin chữ, từ người lớn tuổi cho đến thanh niên, học sinh. Xin chữ đầu năm là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam để cầu mong may mắn, bình an và phúc lộc thọ cho bản thân và gia đình.”
Ngày Tết là ngày đoàn viên đúng không các bạn? - Đó là những ngày chúng ta mong đợi để có dịp thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa với Tổ tiên, ông bà, cha mẹ và với những người họ hàng thân yêu.
Nhân dịp năm mới em xin kính chúc cô giáo và các bạn cùng gia đình nhiều sức khỏe, bình an. Đón một năm mới an khang thịnh vượng, nhiều tài lộc và thành công trên mọi nẻo đường.