Phường Long Biên, thuộc quận Long
Biên, Thành phố Hà Nội, là vùng đất địa linh, nơi hội tụ ban đầu của tộc Việt
vùng châu thổ sông Hồng, là một bộ phận hợp thành của cư dân Văn Lang - chủ nhân của nền văn minh sông Hồng rực rỡ.
Với bề dày lịch sử, yêu nước và cách mạng, giàu truyền thống lao động, ngày nay
phường Long Biên đã thay da đổi thịt, trở thành một trong những phường đi đầu
trong mọi lĩnh vực của Quận.
Cuốn sách này được hoàn thành nhờ sự nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu,
biên soạn của tập thể các cô bác
Ban Chấp hành Đảng bộ, sự làm việc tích cực, nhiệt tình, tâm huyết của tổ biên
soạn, của các đồng chí lão thành cách mạng và các nhân chứng lịch sử. Là kết quả
của việc ý thức sâu sắc về giá trị của truyền thống lịch sử của Đảng bộ phường
Long Biên, thực hiện một số chỉ thị của Trung Ương, đáp ứng nguyện vọng thiết
tha của đông đảo cản bộ, đảng viên và nhân dân.
Mục đích của cuốn sách giúp cán bộ, nhân
dân trong phường, và nhất là thế hệ trẻ như chúng em học tập, không ngừng phát
huy truyền thống lịch sử hào hùng của mảnh đất Long Biên, hoàn thành thắng lợi
nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
Thuộc
thể loại sách Lịch sử, nhưng cuốn sách không quá dày, chỉ với 186 trang, gọn nhẹ,
in trên khổ giấy 14,5 x 20,5cm do của NXB Khoa Học Xã Hội ấn hành, tháng
10 năm 2013. Bìa sách được thiết kế bằng chất liệu giấy bìa cứng giúp chúng ta
dễ dàng bảo vệ sách. Màu nền chủ đạo là màu vàng pha những sọc nâu đậm rất thật
phù hợp với thể loại sách lịch sử. Nổi bật nên trang bìa là dòng chữ “Lịch sử Cách mạng Đảng bộ và Nhân dân Phường
Long Biên (1930 – 2010)” thể hiện rõ những nội dung chính mà cuốn sách đề
cáp đến!
Bố cục
của cuốn sách rất chặt chẽ; ngoài lời giới thiệu, mở đầu, thay lời kết và phụ lục,
thì nội dung cuốn sách bao gồm 6 chương; ghi lại khái quát những đặc điểm truyền
thống và quá trình vận động cách mạng, việc thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ từ khi có Đảng đến nay.
Truyền
thuyết cho rằng , Linh Lang Đại Vương đã có nhiều công lớn với đất nước. Linh
Lang đã trở thành một nhân vật phổ biến trong tín ngưỡng truyền thống của người
Việt, đặc biệt quan trọng với người dân Thăng Long vì đây là vị tướng trấn giữ
phí Tây thành. Hiện đình Nha vẫn còn lưu giữ đươc cuốn Thần phả do Hàn Lâm các Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn
về Ngài. Ngoài Đình Nha, trên địa bàn phường Long Biên còn rất nhiều đình, chùa
khác như: Đình Trạm, Chùa Trạm, Bia cổ chùa Trạm, Đình Nha, Chùa Đống Lim, Tháp
Sũ chùa Đống Lim, đình - chùa Tư Đình, đình – chùa Thạch. Đây không chỉ là nơi
thờ cúng các vị thần, tướng có công với đất nước thể hiện truyền thống yêu nước,
uống nước nhớ nguồn của người dân Long Biên mà còn là những di tích cổ được nhà
nước công nhận và trở thành nơi thăm quan du lịch về tín ngưỡng, văn hóa của
khách thập phương. Mời các bạn cùng tìm hiểu từ trang 8 đến 23 của cuốn sách!
Đất
nước ta đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh đẫm máu để có được hòa bình, độc lập
như hôm nay. Chúng ta không thể quên ơn của các thế hệ đi trước. Lịch sử Việt
Nam đã ghi lại những trang sử hào hùng về những năm tháng đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Các thế hệ người dân Long Biên từ xa xưa đã cùng nhau chiến đấu
anh dũng để góp công làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc mình. Hòa chung
phong trào đấu tranh chống Đế Quốc xâm lược , Pháp mỹ, Đảng bộ Long Biên đã
lãnh đạo nhân đồng lòng,chung sức cùng đánh đuổi giặc. Đó chính là nội dung
chính của chương I, II,III của cuốn sách:”Lịch sử cách mạng của Đảng Bộ và Nhân
dân phường Long Biên (1930-2010
Các bạn
thân mến! Lật đến trang 8 của cuốn sách, người đọc ấn tượng ngay với phần Mở đầu,
phần giới thiệu chung về vùng dất, con người và truyền thống của Long Biên. Điểm
ấn tượng đầu tiên mà ai khi đọc cuốn sách cũng cảm nhận được là ngôn từ của Sử
học nhưng khá mượt mà, cách diễn đạt mềm mại mặc dù những số liệu thì rất cụ thể.
Tới trang thứ 24, cũng chính là chương I
của cuốn sách, nội dung chính yếu của cuốn sách bắt đầu được hé mở với dung lượng
8 trang: nói về Long Biên trong cuộc vận
động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1930 – 1945). Với 2 nội
dung được bàn đến là: dưới ách thống trị của TD Pháp; vận động cách mạng tiến
lên khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945.
Lịch
sử được trình bày tiếp nối nhau trong chương II, giai đoạn (1945 -1954): Long
biên trong thời kỳ bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội
dung này chiếm khối dung lượng khá lớn,
từ (tr24 đến tr57) với 4 nội dung cốt yếu là: Củng cố chính quyền cách mạng, củng
cố kháng chiến; Long Biên thời kỳ đầu chống TDP; Chi bộ xã Long Biên được thành
lập và lãnh dạo nhân dân xây dựng cơ sở, bám trụ, kháng chiến trong lòng dịch;
Đấu tranh góp phần dưa hiệp định Gieneve đến thắng lợi.
Chương
III: Long Biên trong thời kỳ xây dựng miền Băc XHCN và kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975). Bao gồm 26 trang (từ tr58- tr84
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từ trang 24 đến
trang 84 để thấy được thế hệ cha ông của chúng ta đã anh dũng , kiên cường bảo
vệ tổ quốc thế nào nhé?
Các bạn muốn biết Đảng bộ ta đươc thành lập
khi nào? Và lãnh đạo nhân dân qua từng giai đoạn kháng chiến cũng như đổi mới
ra sao? Mời các cháu đến thư viện Phường Long Biên tìm đọc cuốn sách:”Lịch sử
cách mạng Đảng Bộ và nhân dân Long Biên 1930-2010”ở chương IV, V, VI từ trang
58 đến trang129 nhé!
Phần
Cuối , 3 trang tổng hợp (từ tr163 – tr165)
Thay lời kết: là phần nhìn nhận
và đánh giá lại toàn bộ chặng đường lịch sử mà đảng bộ và nhân dân phường Long Biên
Với
những sử liệu, số liệu, hình ảnh phong phú, cung cấp những kiến thức cơ bản về
lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân phường Long Biên (1930 – 2010) một cách dễ
hiểu dựa trên những nguồn đáng tin cậy mà tài liệu tham khảo; Cuốn sách là tài liệu quý để lưu giữ và giáo
dục truyền thống lịch sử, tri ân những thế hệ đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng
của quê hương. Chúng ta những người con
Long Biên bất kỳ ai cũng nên có
một cuốn trong tay để đọc, để tự hào về vùng đất quê hương mình, để giới thiệu
cho bạn bè khắp nơi về mảnh đất anh hùng xinh đẹp nơi mình đang sống!
Sách luôn có tại thư viện
phường Long Biên, thư viện trường Tiểu học Long Biên. Mời bạn tới thăm quan và
tìm đọc!