“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”
Câu ca dao được lưu truyền từ xưa đến nay cho thấy vị thế vô cùng quan trọng của những người làm nghề dạy học. Họ là những “kĩ sư tâm hồn” không chỉ dạy văn hóa, cung cấp cho học sinh những kiến thức về các lĩnh vực tri thức khoa học mà điều quan trọng hơn cả là họ dạy cho học trò chữ “Nhân” để học trò nào cũng trở thành người có nhân cách, biết sống, biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Truyền thống tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy) cho thấy sự hiếu học và tình nghĩa thầy trò của dân tộc ta. Đó là tình, là đạo lí của người học trò đối với thầy và cũng là niềm tin, là sự thành kính thẳm sâu của các bậc cha mẹ đối với người thầy của con mình.
Vâng, có thể nói 500 Câu chuyện đạo đức- tập 4- Có nội dung về Tình thầy trò là một phương pháp giáo dục tuyệt vời. Trong từng câu chuyện, người ta thường đặt ra những tình huống thú vị và đưa ra cách giải quyết những tình huống đó. Để giúp thanh thiếu niên có những câu chuyện giáo dục hay.
Cuốn sách kể về tình thầy trò trong môi trường học đường, đó là những tâm sự thắp sáng ký ức sống động, đẹp đẽ về những người thầy, người cô của riêng mỗi chúng ta như: Tập lưu bút, Lòng yêu thương, Cách xưng hô, Sự hối hận muộn mằn hay Học sinh lớp thanh nhạc..…
Qua tập truyện này, muốn nhắn nhủ đến tất cả các bạn hoc sinh 1 điều: Hãy ra sức phấn đấu học tập để " hái" những bông hoa điểm mười tươi thắm dâng tặng thầy cô nhân ngày đầy ý nghĩa này.
“Đọc đi em những cuốn sách trên tay
Lúa xanh mượt cánh cò bay lả
Tổ quốc vút lên tầm cao rực rỡ
Cũng bắt đầu từ trang sách hôm nay"
Hy vọng sau bài giới thiệu sách này, các bạn sẽ tìm đọc cuốn sách “ 500 câu chuyện đạo đức – tập 4- nói về Tình thầy trò tại thư viện sách trường và giới thiệu cho nhiều bạn bè khác cùng đọc để cảm nhận những cái hay cái đẹp của mỗi câu chuyện về nghề nhà giáo.