!important; Hiện nay HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội,đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Căn bệnh nguy hiểm này có thể tấn công bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội; Ai cũng có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS nếu không có hiểu biết đầy đủ và không thực hiện các hành vi phòng, chống tích cực. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS là do sử dụng ma tuý theo đường tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục đồng giới, truyền máu và lây truyền từ mẹ sang con. Trong đó tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn là lớn nhất.
  !important; Thực hiện Số: 3978 /SGDĐT-CTTT ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội về việc triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020. Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, trường Tiểu học Long Biên cùng toàn xã hội hãy chung tay đẩy lụi đại dịch HIV/AIDS. Tuyên truyền mỗi người dân hãy biết tự biết bảo vệ bản thân và gia đình mình bằng lối sống lành mạnh, chung thủy 01 vợ, 01 chồng; tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè; không sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm; chỉ truyền máu và các chế phẩm từ máu khi thật cần thiết và chỉ nhận máu đã qua xét nghiệm HIV...Đối với các trường hợp có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS (như người có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ; người bán dâm; người tiêm chích ma túy; bạn tình của người nhiễm HIV) hãy chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và định kỳ 6 tháng 1 lần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng có nhiễm HIV hay không. Những trường hợp đã bị nhiễm HIV nên dùng thuốc ARV, thuốc điều trị này có tác dụng làm giảm sự phát triển của virut HIV và làm chậm giai đoạn chuyển từ HIVsang AIDS, đây được coi là một trong những biện pháp tích cực giúp người có HIV cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống của mình.
  !important; HIV/AIDS không phải là tệ nạn xã hội. Những người nhiễm HIV/AIDS vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm, họ có thể sống chung với gia đình và làm việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, chúng ta biết hãy quan tâm, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Không nên phân biệt, kỳ thị với người nhiễm bệnh; sự phân biệt kỳ thị sẽ làm cho người nhiễm HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, dễ dẫn đến cô đơn, mặc cảm, suy sụp sức khỏe và thậm chí có thể tự vẫn hoặc phạm tội....
  !important; Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020 có chủ đề “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”, là dịp tăng cường các hoạt động truyền thông phong phú, đa dạng khác, với mong muốn sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân đối với các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hiểu biết:
- Cá !important;c biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV: Lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, Buprenorphine và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP); Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP);
- Lợi í !important;ch của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao;
  !important;- Điều trị bằng thuốc ARV: Lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV; lan tỏa thông điệp K=K để người nhiễm HIV tiếp cận sớm dịch vụ điều trị ARV, tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng vi rút định kỳ và hiểu ý nghĩa của tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện; lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương…;
- Dự phò !important;ng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
- Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS: Sự cần thiết, quyền lợi, mức đó !important;ng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Đảm bảo tà !important;i chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030;
  !important;- Luật Phòng, chống HIV/AIDS: Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV, những điều khoản liên quan đến quyền tiếp cận điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS và vận động cho sửa đổi, bổ sung một số điều của:
  !important;+ Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh dịch AIDS vào năm 2030;
+ Khô !important;ng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
  !important; Để thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030 cần có kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu để chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030 với các giải pháp, hoạt động cụ thể để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu; đổi mới tư duy truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, quảng bá về các hoạt động tiếp cận người có hành vi nguy cơ cao, lợi ích của xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV, lợi ích của điều trị ARV sớm, điều trị Methadone và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Prep); đảm bảo 100% người nhiễm HIV sinh sống trên địa bàn có thẻ bảo hiểm y tế và tham gia điều trị ARV bằng thẻ bảo hiểm y tế; nâng cao kiến thức về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại gia đình, cộng đồng... Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, mỗi người hãy tích cực chủ động phòng, chống HIV/AIDS.