!important; Một mùa xuân mới sắp về, các em học sinh sẽ có những ngày nghỉ thoải mái để cùng sum họp đầm ấm bên gia đinh, họ hàng. Trong không khí những ngày Tết đang đến rất gần, chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa Tết Dương lịch (Tết Tây) và Tết Nguyên Đán ( Tết ta)
Có người từng nói “Văn hoá không có sự cao thấp, văn hoá chỉ có sự khác biệt”. Chính những điều khác biệt trong văn hoá dẫn đến quan niệm về ngày Tết của mỗi nước khác nhau. Tết được hiểu là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. “Tết” được hình thành do quỹ đạo của Mặt trời và Mặt trăng theo chu kỳ. Mỗi một chu kỳ quay của chúng tạo ra sự chuyển giao thời khắc, đánh dấu một cột mốc mới giữa ngày và đêm, tháng và năm.
- Tết Tây, hay còn gọi là Tết Dương lịch, tính theo chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời. Trái đất quay xung quanh Mặt trời và kết thúc 1 chu kỳ hết 365 ngày.
- Ngược lại, Tết Ta, hay Tết theo âm lịch, tính theo chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất. Quỹ đạo của Mặt trăng quay quanh Trái đất có chu kỳ 28 đến 30 ngày. Người phương Đông đã lấy ngày đầu tiên của tháng 1 theo lịch Mặt trăng là ngày bắt đầu của năm mới.
1. Tìm hiểu về Tết Tây
Đối với người phương Tây, trước khi năm cũ qua đi, họ tụ họp về gia đình từ khoảng 24/12. Tại sao lại như vậy? 24/12 là thời khắc mừng Noel, mừng Chúa giáng sinh ra đời - Năm Dương lịch ra đời cho tới ngày nay. Đúng 12h00 ngày 01/01, pháo hoa chào mừng năm mới sẽ đồng loạt được phóng lên không trung, mở ra một năm khởi sắc.
Ngày 01/01 đầu năm, người phương Tây thường ra đường ăn mừng, gặp gỡ. Hoạt động kỳ nghỉ Tết của người phương Tây thường ít hơn người phương Đông. Vì vậy, họ thường dành thời gian cho các hoạt động tập thể bên ngoài. Chúng ta thường thắc mắc: “Tại sao họ không dành thời gian cho gia đình nhiều hơn trong ngày đầu năm?” Câu trả lời vô cùng đơn giản: Đối với người phương Tây, thời gian đặc biệt ý nghĩa và quan trọng nhất của họ là đêm 24/12. Đó là lễ Giáng sinh, ngày lễ Kito giáo. Họ dành toàn bộ thời gian này cho gia đình, con cái. Đó là khoảng thời gian ấm cúng, sum vầy. Vì vậy, quan niệm năm mới của người phương Tây đơn giản chỉ là sự khởi đầu một năm mới tốt hơn.
Vào những năm trước, hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu, chào đón năm mới với những màn bắn pháo hoa rực rỡ, tụ tập tại các quảng trường lớn cùng người thân và bạn bè. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc người dân nhiều nước trên thế giới tụ tập cùng nhau đón chào khoảnh khắc đầu tiên của Năm mới cũng phải điều chỉnh để thích ứng "trạng thái bình thường mới".
  !important; Đối với nước ta tuy ngày Tết Dương lịch không phải là ngày Tết cổ truyền, nhưng Việt Nam vẫn có nhiều hoạt động để chào đón năm mới. Tuy nhiên năm mới 2022, trước tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, Hà Nội và nhiều địa phương quyết địnhkhông tổ chức bắn pháo hoa, đếm ngược chào đón năm mới 2022 để đảm bảo phòng dịch Covid-19 nên không khí đón tết Dương lịch trầm hơn các năm trước. Các bạn học sinh trường Tiểu học Long Biên có những cách đón Tết Dương lịch đặc biệt: Có bạn hào hứng cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, nhiều bạn tích cực làm thiệp để chúc ông bà, bố mẹ, quay video ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của năm cũ Ngày cuối cùng của năm 2021, các bạn học sinh Long Biên mong dịch bệnh qua đi, hy vọng năm mới bình an.
  !important; 2. Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán
Đối với số một số nước phương Đông trong đó có Việt Nam, ngày Tết truyền thống là dịp lễ quan trọng. Đây là thời điểm bắt đầu cho năm mới với hi vọng về mọi sự may mắn, tốt lành. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng Tổ tiên. Theo phong tục người Việt, Tết được tính từ ngày 23 tháng Chạp (23 tháng 12 âm lịch).
Đêm giao thừa, tất cả các gia đình thường tập trung tổ chức bữa cơm tất niên. Sau đó, họ sẽ đi chùa, đi hái lộc, ngắm pháo hoa, xông đất,… để đón một năm mới may mắn, rước lộc vào nhà.
Trong gia đình của mỗi người dân Việt Nam thường có bánh chưng, mai, đào, quất,… Trẻ em được nhận lì xì ngày đầu năm.
- Lễ đưa Ông Táo về trời ( 23 tháng Chạp)
Người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc trong gia đình với Ngọc Hoàng và đến giao thừa thì Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.
  !important; - Sắm Tết
Sau ngày 23 tháng Chạp, mọi người bắt đầu bận rộn với việc đi mua sắm hàng hóa chuẩn bị cho Tết .Vào những ngày này, người đi chợ đông hơn. Chợ hoa rực rỡ sắc màu xuất hiện ở nhiều nơi. Người ta đến chợ không chỉ để mua sắm hàng hóa mà còn để xem chợ, ngắm hoa.
  !important;
- Trang trí !important; ngày Tết
  !important; Người Việt Nam rất coi trọng việc trang trí, bày biện trong ngày Tết. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà sự bày biện, trang trí có khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
  !important;
- Những mó !important;n ăn cổ truyền ngày Tết
  !important; Thành ngữ Việt Nam có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Tết đến, dù nghèo khó đến đâu người ta cũng cố gắng tươm tất trong ba ngày Tết, sao cho “già được bát canh, trẻ có manh áo mới”.
  !important;
-   !important;Ngày Tất niên (29 tháng Chạp hoặc 30 tháng Chạp)
  !important; Đây là ngày cuối cùng của năm cũ, là ngày gia đình sum họp với nhau để ăn bữa cơm Tất niên. Con cháu có đi làm ăn nơi xa cũng nhớ ngày Tết về quy tụ cùng gia đình.
  !important;
- Đê !important;m giao thừa
  !important; Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc thiêng liêng này, mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm lễ cúng giao thừa.
Lễ cúng giao thừa (hay còn gọi là lễ trừ tịch) là lễ cúng để đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ sắp qua, đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
-   !important;Ba ngày tân niên và phong tục mừng tuổi:
  !important; Phong tục xưa quan niệm: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”. Ngày mồng 1 tháng Giêng được coi là ngày quan trọng nhất trong dịp Tết. Sáng sớm, người Việt không ra khỏi nhà mà chỉ bày cỗ cúng, ăn cỗ và chúc tụng nhau trong gia đình. Sau đó, họ đến chúc Tết họ hàng bên nội và đến nhà tộc trưởng để lễ Tổ tiên. Ngày mồng 2 tháng Giêng, ở mỗi gia đình cũng có những hoạt động cúng lễ; sau đó, người ta đến chúc Tết họ hàng bên ngoại. Ngày mồng 3 tháng Giêng, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học. Dịp Tết cũng là dịp mọi người đến thăm hỏi bạn bè, họ hàng, hàng xóm để chúc nhau những điều tốt lành. Điều đó giúp cho tình cảm của mọi người thêm gắn bó. Vào dịp này, người ta cũng tặng nhau tiền bỏ trong bao giấy đỏ như một lời chúc may mắn. Tiền tặng nhau trong ngày Tết gọi là tiền mở hàng, tiền mừng tuổi hay tiền lì xì.
  !important;
- Khai bú !important;t đầu xuân và tục xin chữ
  !important; Người Việt Nam vốn coi trọng chữ nghĩa, học hành. Đầu xuân, nhằm vào giờ tốt, học trò khai bút (viết một bài văn hoặc một câu thơ… đầu tiên trong năm) với mong muốn học hành giỏi giang. Cùng với việc khai bút, tục xin chữ cũng là một nét đẹp văn hóa của người Việt.
  !important;
- Trò !important; chơi ngày Tết
  !important; Nhiều trò chơi dân gian cũng được tổ chức trong ngày Tết như: kéo co, bịt mắt bắt dê, múa võ, đấu vật, thi leo cột mỡ, đập niêu, chọi gà, đánh đu, chơi cờ người….
  !important; Năm nay là năm thứ hai người dân Việt Nam và người dân trên thế giới vẫn đang từng ngày, từng giờ đấu tranh với dịch bệnh Covid-19 nên không khí đón năm mới không được rộn ràng như những năm trước, nhiều người cũng không thể về nhà đoàn viên cùng gia đình. Nhưng chắc chắn mỗi người đều có những cách khác nhau để đón chào năm khác nhau. Chúng ta cùng cầu chúc một năm mới tốt lành, đẩy lùi dịch bệnh, cuộc sống trở lại bình thường như nó vốn có, các bạn học sinh được quay lại trường cùng thầy cô, bạn bè sau nhiều tháng xa cách. Một năm mới bình an, may mắn. Happy new year…….