!important; Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Đặc biệt ở những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, công viên, bến tàu xe...thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao hơn. Để hiểu, biết và phòng tránh bệnh, chúng ta cần biết một số thông tin về bệnh:
1. Bệnh cúm là gì
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, họng, khí quản, phế quản và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như:
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
Người lớn trên 65 tuổi
Người bệnh ở viện dưỡng lão
Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh
Những người có hệ miễn dịch yếu
Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường
Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên
  !important; 2. Nguyên nhân bệnh cúm
  !important; Nguyên nhân của bệnh cúm là do Vi rút cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Vỏ của vi rút có bản chất là glycoprotein gồm 2 loại kháng nguyên là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) có 15 loại và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase) có 9 loại. Khi tổ hợp của các kháng nguyên này sắp xếp khác nhau tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm A. Trong quá trình lưu hành, 2 kháng nguyên H và N luôn luôn biến đổi, đặc biệt là kháng nguyên H. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Khi những biến đổi nhỏ và dần dần tích tụ lại thành những biến đổi lớn, tạo nên týp kháng nguyên mới, đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng vi rút cúm động vật và cúm người. Những phân týp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
3. Triệu chứng của cúm
Ban đầu, cúm có vẻ giống như cảm lạnh thông thường với sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Nhưng cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột. Người dân hay gọi là bệnh cảm cúm, tuy nhiên 2 căn bệnh này khác nhau nhưng do dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng khá giống nhau, thường thì người bệnh tự điều trị theo kinh nghiệm truyền miệng mà ít khi đi đến bệnh viện.
Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm:
Sốt trên 38 độ C
Đau cơ bắp
Ớn lạnh
Đau đầu
Ho khan
Mệt mỏi
Nghẹt mũi
Viêm họng
  !important; 4. Đường lây truyền bệnh cúm
  !important; Vi-rút cúm di chuyển trong không khí trong các giọt nước do người bị bệnh cúm phát ra khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác có thể hít trực tiếp các giọt hoặc bạn có thể nhiễm virus do chạm vào các đồ vật dính virus trên bề mặt như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, sau đó đưa tay lên dụi mắt, mũi hoặc miệng, từ đó người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh cúm.
  !important; 5. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh cúm
  !important; Các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:
- Tuổi tác. Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cao
- Điều kiện sống hoặc làm việc. Những người sống hoặc làm việc ở những nơi đông người như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội... có nhiều khả năng bị cúm.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu. Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm.
- Bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
- Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ.
- Béo phì (BMI >40 trở lên).
  !important; 6. Phòng ngừa cúm
Tiêm vắc – xin phòng cúm
Trung tâ !important;m kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.
Vắc-xin cúm sẽ bảo vệ người được tiêm khỏi ba hoặc bốn loại vi-rút cúm phổ biến nhất lưu hành trong mùa cúm năm đó. Hiện tại, ngoài dạng tiêm, vắc-xin cúm đã có loại xịt mũi. Tuy nhiên, loại xịt mũi vẫn chưa được khuyến cáo cho một số nhóm đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi bị hen suyễn hoặc thở khò khè và những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch. Hầu hết các loại vắc-xin cúm đều chứa một lượng nhỏ protein của trứng. Nếu bị dị ứng nhẹ với trứng như nổi mề đay khi ăn trứng thì vẫn có thể tiêm phòng cúm mà không cần bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào khác. Ngược lại, nếu bị dị ứng với trứng nặng, thì nếu có tiêm thì chỉ được tiêm ở cơ sở Y tế có đủ khả năng cấp cứu trong trường hợp người được tiêm bị phản ứng quá mẫn với vắc-xin cúm.
  !important; Hạn chế sự lây lan
Vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, do đó, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp giảm sự lây lan của vi-rút cúm:
- Rửa tay. Rửa tay đúng cách và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu như không có sẵn xà phòng và nước.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho. Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay.
- Tránh đám đông. Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng, bằng cách tránh những nơi đông người khi mùa cúm vào cao điểm
Các biện pháp phòng cúm
  !important; * Tăng cường vệ sinh cá nhân
Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm phát tán dịch theo đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt khăn thật sạch bằng xà phòng.
Không khạc nhổ bừa bãi.
Thuốc. Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Cúm, thông thường người bệnh mắc cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Và sử dụng thuốc hạ sốt Pracetamol đúng liều lượng để hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể từ 38,5 độ C trở lên. Ngoài ra một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống vi-rút, chẳng hạn như Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir (Relenza). Các thuốc này giúp làm giảm triệu chứng của cúm nhanh hơn và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Uống nhiều chất lỏng như nước lọc, nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước do sốt.
Nghỉ ngơi. Ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại nhiễm virus.
Cân nhắc dùng thuốc giảm đau. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm lại các cơn đau do cúm gây ra.
* Các biện pháp dự phòng cúm
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bị bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế.
- Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp khi có dịch.
Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh
- Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, mắt (bằng dung dịch Natriclorid 0,9%), họng (súc miệng bằng các dd sát khuẩn nhẹ hoặc nước muối pha loãng ở nhà).
- Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc, học tập thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước Javel, cồn 70 độ…
- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.
  !important; Làm gì khi có biểu hiện nghi mắc cảm cúm?
Nếu bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm như trên thì cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm, liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe kịp thời.