" !important;Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua"
  !important; Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những câu thơ lại gợi nhắc hình ảnh ông đồ già ngồi bên cạnh hàng mực tàu giấy đỏ nắn nót từng nét chữ cho những người yêu chữ, cầu mong một năm mới Bình An - Hạnh Phúc và Thịnh Vượng.
Tục lệ này vẫn được lưu truyền và gìn giữ cho đến ngày nay.
Từ xưa đến nay, ông đồ vẫn được người dân Việt Nam xem như một biểu tượng cho một nhân cách tốt, học cao hiểu rộng, một vài nét chữ rồng bay phượng múa trên sắc đỏ của giấy, mùi thơm của mực cũng làm cho ngày Tết thêm màu sắc và hương vị.
Với những dòng chữ đầu năm, văn nhân đem ý nguyện lồng vào nét mực, gửi mong mỏi trong một bài thơ, đặt tâm sự trong từng câu đối.
Mơ ước cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt... nên nội dung xin chữ đầu năm đều mang ý nghĩa tốt đẹp, như xin chữ: Phúc, Lộc, Thọ, An, Phát, Thịnh...
Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng của ông đồ, lấy chữ để răn mình.
Những nội dung, câu đối thường được viết trên giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian là biểu tượng của sự may mắn. Nó vừa nổi trội, vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai... làm tươi sáng thêm không khí Tết.
Ngày Tết, bên chung trà, chén rượu cùng ngẫm nghĩ về thú chơi tao nhã của người xưa, khiến ta một lần nữa thêm lòng tự hào về trí thông minh, tài sáng tạo, nét tài hoa của tổ tiên đã tạo ra một sản phẩm văn hóa đặc biệt đầy uyên thâm của chiều sâu triết lý phương Đông.
Ngày nay, trong một số sự kiện, Lễ Tết, hình ảnh ông đồ hiện đại xuất hiện cũng “khăn xếp, áo dài” nhưng tuổi còn rất trẻ như thể hiện sự tiếp nối một văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ngày xưa.