!important; Vào những ngày đầu tháng 12 năm 2020 vừa qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo kết hợp cùng Dự án Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục phổ thông đã tổ chức một đợt tập huấn cho Cán bộ quản lí Giáo dục và Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên Tiểu học Lớp 5 trên cả nước nhằm hỗ trợ Cán bộ chuyên trách và giáo viên cốt cán ở trường học có sự hiểu biết đầy đủ về chương trình Giáo dục phổ thông mới, cung cấp những gợi ý đối với việc thực hành trong lớp học nhằm thực hiện thành công công tác triển khai Chương trình và Sách giáo khoa mới.
Chương trình Giáo dục Phổ thông mới thay đổi căn bản hướng tiếp cận dạy học, từ việc tập trung chủ yếu vào mục tiêu trang bị kiến thức sang ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Sự thay đổi về mục tiêu này đặt ra yêu cầu đối với giáo viên đang giảng dạy chương trình hiện hành: Cần điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tiếp cận nội dung nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Như vậy mục tiêu kép của đợt tập huấn này là hướng dẫn giáo viên khăc phục hạn chế của chương trình và SGK hiện hành theo yêu cầu của chương trình mới, nâng cao năng lực GV đề đáp ứng yêu cầu dạy học các môn học ở lớp 5, sao cho sang năm học 2021 các em học sinh từ lớp 5 lên sẽ tiếp cận được với chương trình và SGK mới của lớp 6.
Chương trình tập huấn bao gồm toàn bộ các môn học ở cấp Tiểu học. Mỗi môn học được phân thành một đơn vị lớp học. Học viên được cung cấp tài liệu học tập bao gồm Tài liệu hướng dẫn Điều chỉnh nội dung dạy học chương trình năm 2006 theo định hướng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo từng môn cụ thể; Tài liệu chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để đối chiếu với Tài liệu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học viên được phân tích, so sánh cấu trúc, mạch nội dung và các nội dung của chương trình hiện hành với các nội dung dạy học của chương trình GDPT 2018. Sau đó, các nhóm học viên cùng nhau thiết kế một số Giáo án và tổ chức dạy học theo hướng điều chỉnh, bổ sung từ chương trình hiện hành, có sự đồng hành hộ trợ của giảng viên đến từ các trường Đại học Thủ đô, Đại học Sư phạm HN1, ĐHSP HN2, Chuyên viên chuyên trách từ Bộ GĐ DT...
Trong 3 ngày tham gia lớp tập huấn môn Đạo đức, tôi đã lĩnh hội được nhiều kiến thức về chương trình Giáo dục Phổ thông mới và nắm được cách thức thiết kế bài dạy theo hướng tiếp cận nội dung nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Với chương trình môn Đạo đức hiện hành, từ Học kì II năm học 2020 -2021, Giáo viên dạy lớp 5 cần nghiên cứu kĩ nội dung dạy học để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đề từ năm học 2021- 2022 học sinh lớp 5 lên lớp 6 sẽ chính thức học chương trình và SGK mới của chương trình GDPT 2018.
Với môn Đạo đức ở chương trình mới, nội dung dạy học được thiết kế thành 8 Chủ đề, bao gồm :
Chủ đề 1 : Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
Chủ đề 2 : Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Chủ đề 3 : Vượt qua khó khăn
Chủ đề 4 : Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Chủ đề 5 : Bảo vệ môi trường sống
Chủ đề 6 : Lập kế hoạch cá nhân
Chủ đề 7 : Phòng tránh xâm hại
Chủ đề 8 : Sử dụng tiền hợp lí
Đây đều là những chủ đề mới hoặc có cách tiếp cận mới hơn với HS nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo đúng định hướng mục tiêu của chương trình tổng thể. Tuy nhiên cái mới nhất tôi tiếp nhận được từ lớp tập huấn là Giáo viên có thể chủ động thiết kế bài giảng tích hợp liên môn.
Ví dụ với chủ đề 7 : Phòng tránh xâm hại. GV có thể thiết kế bài dạy tích hợp giữa môn Đạo đức với môn Khoa học. Mục đích - yêu cầu của tiết học bao gồm MĐ- YC của cả 2 môn, phần nội dung các hoạt động chia thành từng hoạt động nhỏ, mỗi hoạt động có thể thiết kế riêng theo đặc trưng của từng môn :
-Với HĐ của môn Khoa học chú trọng cung cấp kiến thức Xâm hại là gì ? Những nguy cơ và cách ứng phó....
Hình ảnh trong kì tập huấn:
Lễ Khai giảng khó !important;a Tập huấn
Hai giảng viên của lớp Tập huấn môn Đạo đức
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh ( đứng giữa) và Thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hà
( bên trái) - Tác giả SGK Đạo đức chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
Bà !important;i Giáo án thiết kế tại lớp học môn Đạo đức.
- Với HĐ chung cho cả 2 mô !important;n : Hoạt động liên hệ thực tế, Vẽ bàn tay tin cậy.
-Với HĐ đặc thù môn Đạo đức : Tìm hiểu những điều luật phòng chống xâm hại trẻ em, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, Bộ luật Hình sự nước Việt Nam DCCH...
  !important; Ba ngày tham gia lớp tập huấn trôi qua nhanh chóng, nhưng những kiến thức thu được đối với mỗi thành viên tham gia lớp học chắc chắn sẽ rất bổ ích và được ghi nhớ sâu sắc, vì đó là những bài học quý giá và thiết thực cho công tác giảng dạy của mỗi người giáo viên đang hàng ngày đứng lớp. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu chương trình GDPT mới để tiếp cận dần về nội dung cũng như tích cực đổi mới phương pháp và áp dụng những kĩ thuật dạy học mới, nhằm thực hiện tốt việc dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo xu thế mới.