!important; Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang phải đương đầu với đại dịch COVID-19. Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang quyết liệt ngăn chặn và làm chậm tốc độ lây nhiễm dịch bệnh này. Áp lực cuộc sống, công việc, phòng chống dịch bệnh trong thời gian dài dẫn đến tình trạng bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em có dấu hiệu gia tăng. Đây là nỗi bức xúc của xã hội, nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đặcbiệt, thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng.
Những con số đau lòng sau đây cho thấy ‘mảng tối’ của công tác phòng chống xâm hại trẻ em là đáng báo động. Hiện nay, trong cả nước có hơn 26 triệu trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm gần 27% dân số cả nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2020 cả nước phát hiện 1.945 vụ, xâm hại 2.008 trẻ em (trong đó xâm hại tình dục 1.349 vụ, 1.576 trẻ em bị xâm hại tình dục). Khoảng 97% số vụ được phát hiện những kẻ xâm hại tình dục có quen biết với nạn nhân.
Vì vậy, để hiểu và có những biệp pháp giáo dục cho học sinh biết những kiến thức cơ bản để bảo vệ an toàn cho bản thân, Liên đội trường Tiểu học Long Biên giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất và tinh thần cho trẻ.
  !important; Các em hiểu biết thế nào là bạo hành, biểu hiện bạo lực đối với trẻ em là các hành vi gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ em. Cưỡng ép lao động quá sức, bị lợi dụng hoạt động mại dâm hoặc chứng kiến hành vi bạo lực từ gia đình…
Các em được trang bị kiến thức thế nào là xâm hại tình dục trẻ em, đối tượng xâm hại, các mức độ xâm hại tình dục. Dấu hiệu của trẻ khi bị xâm hại tình dục và tác hại của việc xâm hại tình dục đối với sự phát triển của trẻ. Các quy tắc và những biện pháp phòng chống nguy cơ bị xâm hại. Cách xử lý khi bị xâm hại tình dục. Khuyến khích các em gần gũi, cởi mở, chia sẻ với cha mẹ, thầy cô hoặc những người các em tin tưởng khi các em chẳng may bị xâm hại trong cuộc sống.
Ngoài việc trang bị các kiến thức cần thiết, ở buổi tuyên truyền, các em còn được tìm hiểu quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực trẻ em, giúp các em trang bị cho mình những kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trước những người xấu qua tiểu phẩm “Cháu không sợ” do Hội đồng Đội Trung Ương và Plan International Việt Nam xây dựng.
Xã hội luôn quan tâm, lo lắng chăm sóc và bảo vệ các em, kịp thời kết nối, tham vấn, tư vấn, hỗ trợ cho các em trong các trường hợp cần thiết nhất qua các tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: (111). Công an: (113). Cứu thương: (115). Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội: (ĐT 02433.525.662/0912.902.611).
Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, xâm hại dù bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế nào.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN: