!important; Ngày 18/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội, giành chính quyền về tay nhân dân. Với khí thế tiến công như sấm rung, chớp giật, cả dân tộc triệu người như một, nhất tề vùng lên đưa cuộc Tổng khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn, viết nên một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam bắt đầu bước vào kỷ nguyên tự do, độc lập. Chính quyền non trẻ và nền độc lập của dân tộc Việt Nam được xác lập bởi sức mạnh vô song của lòng dân muôn người như một: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết hợp thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.”.
  !important; Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá: bài học về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; bài học về sự vượt qua khó khăn, thách thực, tận dụng thời cơ để đưa đất nước tiến lên;… Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát suốt hơn 500 ngày qua thì bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là bài học thiết thực nhất.
Ở đợt dịch thứ 4 bùng phát, trước những khó khăn, mất mát của đồng bào cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.
Những ngày qua, hàng trăm nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội, công an đã gác lại cuộc sống cá nhân, không quản khó khăn, nguy hiểm đi vào những vùng tâm dịch để cứu giúp người dân. Không ít trường hợp đã trở thành F0, F1, có người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Họ sẵn sàng hy sinh thân mình cho lợi ích của cộng đồng, của đất nước.
  !important; Tinh thần đoàn kết của dân tộc, sự hi sinh thân mình vì người khác không chỉ thể hiện trong hành động của các lực lượng tuyến đầu mà còn lan tỏa khắp các hang cùng, ngõ hẻm, tuy giãn cách xã hội nhưng tình người lại gần gũi nhau hơn.
Nhiều “bếp lửa” ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp thực phẩm cho chiến sĩ, dân, quân ở mặt trận phòng, chống dịch; các máy ATM gạo, ATM khẩu trang, ATM Oxy được đưa vào sử dụng; phong trào vận động chủ nhà trọ giảm giá hoặc miễn phí phòng trọ cho công nhân, người nghèo, hộ cận nghèo…; “Gian hàng 0 đồng”, “ Bếp ăn yêu thương”, “Siêu thị nghĩa tình”; “Siêu thị 0 đồng”, “Tổ tình nguyện đi chợ giúp dân”, “Quà đến tận nhà”, “Giao hàng tình nguyện”, chốt “Bảo vệ vùng xanh”… được hình thành và nở rộ ở nhiều địa phương.
  !important; Hòa chung với tinh thần phòng chống dịch bệnh Covid-19, ngành Giáo dục và đào tạo cũng phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế truy vết các F1, F2, …; hướng dẫn học sinh, giáo viên thực hiện khai báo y tế thường xuyên. Các trường học cũng như cơ sở giáo dục chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến để đảm bảo vừa chống dịch vừa đảm bảo truyền tải kiến thức, tổ chức các kì thi đúng quy định. Trước những khó khăn của cả nước, Đại diện cho toàn ngành, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng và ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao cho đại diện quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 số tiền 4.5 tỷ đồng ủng hộ đợt 1. Đây là nghĩa cử thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết của toàn ngành Giáo dục chung tay cùng cả nước đẩy lùi đại dịch Covid-19.
  !important; Với tinh thần đoàn kết toàn dân, sẻ chia, đóng góp và thực hiện nghiêm túc các quy định về giãn cách, hi vọng trong một thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn của dịch Covid-19, đất nước và toàn dân được trở lại với cuộc sống bình thường.