!important; Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Đến với bài Một số loài vật sống trên cạn ( môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 ), cô giáo Bùi Thúy Hà đã sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột để giúp các bạn học sinh lớp 2A3 tìm hiểu về đặc điểm cũng như lợi ích của loài vật sống trên cạn. Để tiết dạy hấp dẫn và thu vị, cô giáo và học sinh lớp đã chuẩn bị rất nhiều tranh ảnh, sách báo, con vật thật để dễ dàng quan sát và chia sẻ kiến thức trước lớp.
Giá !important;o viên và học sinh xác định mục tiêu của bài học.
Cá !important;c nhóm chia sẻ hiểu biết ban đầu về các loài vật sống trên cạn.
Đại diện cá !important;c nhóm nêu những câu hỏi thắc mắc của nhóm và tiến hành tìm tòi nghiên cứu
Học sinh tí !important;ch cực ghi lại những lợi ích của các loài vật sống trên cạn.
  !important; Tiết học diễn ra vô cùng sôi nổi và hào hứng. Học sinh tham gia tích cực trong việc dự đoán kết quả, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội, từ đó nắm chắc và khắc sâu được kiến thức hơn. Không chỉ vậy, phương pháp này còn góp phần giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, thực hành, sức sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ.
Hi vọng sau tiết dạy này, các bạn học sinh lớp 2A3 sẽ có thêm tình yêu và niềm hăng say tìm hiểu về thiên nhiên, làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân.