Đó là ý tưởng của cô giáo Trần Thị Phương Dung (PHT nhà trường) với mô hình Vườn sinh vật được học sinh rất yêu thích.
Mô hình vườn rau, hoa trong trường học, giúp cho học sinh học môn Tự nhiên và xã hội nói riêng và các môn học nói chung thấy được tính thiết thực ngay trên mảnh vườn trường mình (ngôi nhà thứ hai của em). Ngoài những giờ học tập căng thẳng trên lớp, cả thầy và trò xắn tay áo để trở thành những nông dân thực thụ qua việc nhổ cỏ, bắt sâu, chăm sóc từng cây rau, hoa. Ngoài việc dạy kiến thức cho các em, thì việc dạy kỹ năng cũng rất được chú trọng và quan tâm. Do đó, ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, BGH nhà trường đã có ý tưởng thực hiện mô hình này. Ban đầu từ một bãi đất trống sỏi đá, Ban giám hiệu nhà trường đã huy động các em học sinh và giáo viên nhặt gạch, san lấp, … để xây dựng mô hình trồng rau, cây thuốc nam, trồng hoa,… trong trường. Sau thời gian cải tạo mặt bằng cùng sự đóng góp của thày và trò, nhà trường đã có khu vườn cho HS vừa chơi, vừa học.
Khác với những lần đi tham quan nông trại, học sinh chỉ biết về lý thuyết. Còn ở đây, trong vườn của trường, các em được tự tay làm ra những sản phẩm, được chứng kiến những giai đoạn phát triển của cây rau”. Mục đích từ việc xây dựng Vườn Sinh vật là thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 mà nhà trường đưa ra “gắn việc giảng dạy với thực tiễn ”. Qua đây giúp học sinh làm quen với các mô hình sản xuất nông nghiệp và được thực hành thực tế.
Sau mỗi giờ học, các em được thu nhận kiến thức ở trường, để khi về nhà các em cũng có thể thực hành ngay trên khu vườn nhỏ của gia đình. Qua đó, các em hiểu được giá trị của sức lao động, tăng tính cần cù, chịu khó, yêu quý những sản phẩm của bà con nông dân làm ra. Vườn sinh vật được xây dựng dần dần tưng bước, đúng quy trình.
Một số hình ảnh của thầy và trò trường Tiểu học Long Biên với mô hình vườn sinh học: