“Bàn tay nặn bột” là phương pháp day học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên, đặc biệt là khoa học. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra.Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi , giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đửa kết quả phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh.
Sauk hi thực nghiệm bài: “Không khí có những tính chất gì?” của môn khoa học điều làm tôi phấn khởi và ấn tượng nhất là câu nói của học sinh : “ Cô ơi, thích lắm cô ạ vui và thú vị lắm”
Học sinh thảo luận nhóm đưa ra dự đoán ban đầu.
Sau tiết dạy tôi thấy học sinh rất thoải mái trong tiết học này.Giờ học đã thực sự tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá , yêu và say mê khoa học của học sinh. Các thao tác trên dụng cụ thí nghiệm, cũng hết sức đơn giản và không cần có kĩ thuật gì đặc biệt .Đó là một số đồ vật như : chai nhựa rỗng, bóng bay với nhiều hình dạng khác nhau, ống bơm tiêm, lọ nước hoa, ….Các em có thử nghiệm để hiểu rõ về khái niệm “Không khí trong suốt , không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra”. Đặc biệt, qua hoạt động làm thí nghiệm các em đã rất háo hức và thích thú khi nhận ra kết quả và kết luận nội dung tìm hiểu một cách dễ dàng.
Một thực tiễn chứng minh đưa ra kết quả bất ngờ khiến các em ồ lên sung sướng.
Hình ảnh học sinh đang trình bày câu hỏi thắc mắc mà HS đưa ra.
Học sinh đang trình bày thí nghiệm
Từ đó dẫn dắt kiến thức để các em hiểu thêm về các vật dụng ứng dụng vào thực tế...
“Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học mà trong đó, học sinh tiến hành các thao tác trí tuệ có sự hỗ trợ của một số dụng cụ và những giác quan ( mắt nhìn, mũi ngửi, lưỡi nếm…) để nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra tri thức mới.
Trước khi được học kiến thức, học sinh đến lớp với những kiến thức có sẵn trong suy nghĩ ban đầu của mình về các sự vật, hiện tượng theo cách suy nghĩ và quan niệm của các em. Những suy nghĩ và quan niệm ban đầu này là những quan niệm riêng của các em thông qua vốn sống và vốn kiến thức thu nhận được ngoài trường học. Các quan niệm này có thể đúng hoặc sai. Trong quá trình làm thí nghiệm trực tiếp, học sinh sẽ tự đặt câu hỏi, tự thử nghiệm các thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và tự rút ra các kết luận về kiến thức mới
Học sinh cần thiết phải tự thực hiện và điểu khiển các thí nghiệm của mình phù hợp với hiện tượng, kiến thức mà học sinh quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ học sinh tự làm thí nghiệm là yếu tố quan trọng của việc tiếp thu kiến thức vì các thí nghiệm trực tiếp là cơ sở cho việc phát hiện và hình thành khái niệm. Thông qua các thí nghiệm học sinh có thể tự hình thành kiến thức liên quan đến thế giới xung quanh mình. Học sinh sẽ ghi nhớ sâu sắc, lâu dài những thí nghiệm do mình tự làm. Mặt khác, học sinh đã có những ý tưởng về một số hiện tượng từ rất sớm
Tất cả những điều đó nhằm kích thích ham muốn khám phá thế giới của các em, tạo ra sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng, giữa lý thuyết và thực hành.
Nhìn những gương mặt hăng say trong lúc làm thí nghiệm, những học sinh dõng dạc nêu câu hỏi chất vấn cho nhóm bạn thuyết trình một cách mạch lạc, chắc chắn, tự tin...Tôi mới thực sự cảm nhận được cái hay, cái giá trị, bổ ích của việc dạy học theo phương pháp mới này. Chắc chắn rằng với sự nhiệt tình, niềm say mê với nghề của các giáo viên sẽ đưa phương pháp dạy học này vào trong bài giảng một cách tích cực và hiệu quả nhất.