!important; Thực hiện theo QĐ1315 của BGD&ĐT v/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình GDPT cấp Tiểu học. Ngay từ đầu năm học mỗi thành viên trong tổ đã xác định mặc dù lớp 3 chưa thay sách giáo khoa nhưng không vì thế mà không tiếp cận dần với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt là thay đổi phương pháp dạy học nhằm mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của người học.
Trước mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn mỗi thành viên đều tìm hiểu kĩ những bài khó dạy. Những đồng chí có nhiều kinh nghiệm sẽ chia sẻ với các đồng chí trong tổ. Có thể nói đổi mới “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” là một việc làm mà mỗi giáo viên cần phải quan tâm thực hiện. Giáo viên được đặt vào trong tình huống thực tiễn với những bài học cụ thể buộc giáo viên phải tư duy tích cực, khơi dậy khả năng tìm tòi sáng tạo, biết đánh giá và tự đánh giá, đưa ra ý kiến của mình dựa vào những lập luận có cơ sở. Qua sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học giúp giáo viên có thể phát triển năng lực nghề nghiệp cho chính bản thân mình. Khi cả tập thể đóng góp, từng cá nhân đề xuất ý tưởng, cách triển khai của mình, giáo viên sẽ dần nhận ra điểm yếu trong phương pháp, kĩ năng của mình, thông qua đó năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên được nâng lên và chính bản thân giáo viên đó sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ trong công việc.
  !important; Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được thực hiện theo 4 bước:
  !important; Bước 1. Xây dựng bài học minh họa
  !important; - Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn. Việc lựa chọn giáo viên dạy học minh họa cần đảm bảo các giáo viên trong tổ chuyên môn đều lần lượt tham gia. Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng kí dạy học minh họa.
  !important; - Giáo viên dạy học minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,… cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Lưu ý, không tổ chức dạy trước bài học minh họa.
  !important; Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ
  !important; Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:
  !important; - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
  !important; - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
  !important; - Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
  !important; Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờ quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.
  !important; Bước 3. Phân tích bài học
  !important; Tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:
  !important; + Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt động.
  !important; + Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.
+ Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,…); sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lí, sinh lí học sinh; không khí lớp học,...
  !important; Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày
Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ 3 bước đầu đã có hiệu quả. Minh chứng rõ nhất là qua đợt hội giảng vừa qua đã có 6/7 tiết dạy đạt loại Tốt. Với kết quả như trên mỗi thành viên trong tổ 3 đã và đang cố gắng học hỏi đổi mới phương pháp giảng dạy mỗi ngày để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.