!important; Những thói quen tốt trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để có cơ thể khỏe mạnh
I. Thực trạng tình hình sức khỏe học sinh hiện nay - Những sai lầm trong ăn uống của lứa tuổi học sinh.
Lứa tuổi học sinh (6 – 10) là lứa tuổi phát triển nhanh về thể lực, chiều cao, cân nặng. Còn có nhiều thay đổi của hệ thần kinh – nội tiết mà nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục gây ra những biến đổi về hình thái và sự tăng trưởng của cơ thể.
Do đặc điểm phát triển nhanh như vậy nên nhu cầu về các chất dinh dưỡng đặc biệt là vi chất dinh dưỡng của lứa tuổi này rất cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, Iốt) ở lứa tuổi học sinh sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể lực, chiều cao tối đa cũng như trí lực (khả năng học tập) của các em.
Những sai lầm thường gặp trong ăn uống ở lứa tuổi này sẽ ảnh hưởng rõ rệt, lâu dài đến sức khỏe:
Ăn quá nhiều, Ăn vặt Ăn quán, Ăn không đúng giờ giấc, Uống ít nước
Ăn quá nhiều: Nhiều em học sinh ăn uống quá nhiều. Các em thích ăn các thức ăn giàu năng lượng và chất béo như món đồ quay, rán, các loại bánh kem, bánh bơ,bánh ngọt, uống các nước giải khát công nghiệp (như Coca cola, Pepsi, 7up…).
Lượng thức ăn trong bữa mà các em ăn cũng nhiều hơn so với nhu cầu của lứa tuổi. Ngoài các bữa chính lại thường xuyên ăn vặt, cộng với ít tập luyện, hoạt động thể lực dẫn đến dễ bị thừa cân và béo phì, có nguy cơ cao dễ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch sau này.
Ăn vặt: ăn nhiều loại thức ăn: ô mai, kẹo, bánh ngọt, phồng tôm, trái cây, hạt dẻ, hạt bí, …ngoài các bữa ăn chính. Các thức ăn vặt thường được mua sẵn nên không đảm bảo vệ sinh do được chế biến bằng những nguyên liệu không được sạch sẽ và không được che đậy nên dễ bị ô nhiễm, gây ngộ độc thức ăn. Theo số liệu điều tra Viện Dinh dưỡng, phần lớn thức ăn bày bán trên vỉa hè, ngoài cổng trường đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác do ăn vặt nhiều nên đến bữa chính, các em sẽ ăn không ngon miệng, việc tiêu hóa hấp thu thức ăn không được tốt.
Giờ giấc và lượng ăn của các bữa ăn không hợp lý: Mỗi ngày các em cần ăn 3 bữa: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Tỷ lệ năng lượng nên phân phối như sau:
Bữa sáng: 30 – 35%
Bữa trưa: 35 – 40%
Bữa tối: 20 – 25%
Nhiều em buổi sáng thường nhịn ăn hoặc ăn qua loa đại khái, các bữa ăn không đúng giờ giấc sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Bữa sáng nên là bữa ăn chính vì buổi sáng các em cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng để phục vụ cho các hoạt động học tập với cường độ lớn trong bữa sáng. Bữa sáng nên ăn vào lúc 6h – 7h. Bữa trưa cần ăn no, nên ăn vào lúc 11h – 12h trưa. Bữa tối không nên ăn no quá, nên ăn vào lúc 19 – 20h.
Uống ít nước: nước rất cần thiết cho mọi hoạt động xảy ra trong cơ thể.
Nước giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thu các thành phần dinh dưỡng, đào thải các chất cặn bã và độc hại ra khỏi cơ thể.
Nhiều em do mải học hoặc mải chơi rồi quên uống nước.
Nhiều em thích ăn cơm không, không cần canh. Như vậy cơ thể sẽ bị thiếu nước, quá trình chuyển hóa của thức ăn cũng dễ bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu.
Các em cần uống 1,5 – 2l nước/ ngày, tốt nhất là uống nước rau, quả tươi, nước đun sôi để nguội. Hạn chế dùng nước ngọt có ga.
Trong bữa ăn, các em cũng cần ăn canh nhưng không nên ăn canh sau khi đã ăn cơm nhai kỹ với thức ăn và không nên chan canh với cam ngay khi vào bữa ăn vì làm như vậy sẽ làm tăng thể tích thức ăn trong dạ dày nên chóng no và hòa loãng dịch vị, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn.
Các em học sinh cần tránh tất cả những sai lầm về ăn uống đã nêu ở trên.
Có như vậy, các em mới có thể phát triển tốt cả về thể lực, trí lực, có một thân hình cân đối và một chiều cao lý tưởng.
II. Hình thành thói quen dinh dưỡng tốt
1. Ăn nhiều, ăn đa dạng rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng có lợi và hầu hết đều cung cấp ít calo. Một chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây sẽ mang lại cho bạn một cơ thể cân đối, khỏe mạnh và phòng tránh được nhiều loại bệnh mãn tính khó chữa.
2. Sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu canxi.
Khoa học đã chứng minh sữa tươi là một trong những thức ăn hoàn chỉnh nhất cho trẻ đang tuổi lớn; sữa tươi có hơn 400 dưỡng chất quan trọng với tỉ lệ cân đối giúp cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể, đặc biệt là sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em gồm:
– Phát triển chiều cao: Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi tự nhiên dồi dào cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển xương khỏe mạnh. Tiêu thụ đủ lượng sữa từ thời thơ ấu và trong suốt cuộc đời có thể giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
– Tăng cường thể lực: Chất đạm trong sữa tươi có chất lượng sinh học cao, hỗ trợ trẻ phát triển kĩ năng vận động và củng cố cơ bắp, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
– Tăng cường miễn dịch: Sữa tươi cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất dồi dào cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển tối ưu cho trẻ.
Trên thế giới hiện có 60 nước tham gia và hưởng ứng Ngày Sữa học đường thế giới do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) phát động. Trong đó, sữa tươi luôn được ưu tiên để sử dụng cho Chương trình sữa học đường, điển hình như Nhật Bản, Thái Lan là những quốc gia sử dụng hoàn toàn sữa tươi nguyên chất. Ngoài ra, người dân tại các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước tiên tiến khác cũng sử dụng sữa tươi như thức uống thông dụng.
Bởi vậy, việc triển khai sử dụng sản phẩm chế biến hoàn toàn từ sữa tươi trong Chương trình Sữa học đường là vô cùng cấp thiết và phù hợp với xu hướng Chương trình Sữa học đường trên thế giớitrường mình phải thực hiện
3. Thường xuyên vận động cơ thể
Cùng với chế độ ăn uống hợp lý, việc vận động cơ thể sẽ đem lại nhiều lợi ích lâu dài cho sức khỏe của bạn:
Giúp bạn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn hơn;
Giúp bạn ngủ ngon hơn;
Hệ cơ xương được cứng cáp, chắc khỏe;
Việc di chuyển, đi lại được dễ dàng và đơn giản;
Cơ thể cân đối và luôn giữ được cân nặng tiêu chuẩn các em luôn tự tin, vui vẻ gặp gỡ nhiều bạn bè, và giao tiếp được với nhiều người bạn mới.
- Nội dung truyên truyền tư vấn dinh dưỡng và nâng cao thể lực cho học sinh đến đây là kết thúc, trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo cùng các em học sinh đã chú ý lắng nghe, cô mong rằng ngay từ bây giờ các em hãy biết cách xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt và ăn uống thật khoa học để nâng cao sức khở cho bản thân để học tập thật tốt.