!important; Đền Đô (còn gọi là đền Lý Bát Đế) nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Năm 1989, đền Đô được phục dụng theo đúng hình dáng và kiến trúc ban đầu.
  !important; Gian thờ tự bài vị cùng tượng 2 vị vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông |
  !important; Đền Đô được xây dựng trên đất Cổ Pháp, là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng; được cho là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm. Tương truyền, năm 1030, trong lần về quê giỗ cha, vua Lý Thái Tông đã cho xây dựng đền. Về sau, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng; năm 1620 vua Lê Kính Tông đã cho xây dựng lại đền Đô và khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đền Đô đã bị phá hủy hoàn toàn; đến năm 1989, đền Đô được Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn và nhân dân Đình Bảng vận động xây dựng lại theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
Khu đền chính
  !important; Đền Đô là nơi thờ tự 8 vị vua nhà Lý: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224). Đền rộng 31.250m², với trên 20 hạng mục công trình, được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Cổng Ngũ Long dẫn vào đền chính được chạm khắc hình năm con rồng; khi hai cánh cổng mở ra tạo nên thế rồng bay lên. Từ cổng Ngũ Long qua khoảng sân rộng có voi chầu phục 2 bên là đến khu đền chính gồm phương đình, nhà tiền tế, cổ pháp điện đều mô phỏng kiến thúc cổ.
Không gian bên trong đền sơn son thiếp vàng, chamk khắc tinh xảo
  !important; Nhà tiền tế có điện thờ vua Lý Thái Tổ, bên trái có “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Bên phải bài thơ “Nam quốc sơn hà” nổi tiếng của Thái Úy Lý Thường Kiệt. Điện Cổ Pháp được sơn son thiếp vàng lộng lẫy, là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý; gian giữa thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông. Ngoài ra còn có nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ, nhà bia trùng tu đền Đô, khu nhà trưng bày…
Cổng Ngũ Long
  !important; Ngoài khu đền chính, đền Đô còn nhiều công trình khác như thủy đình, hồ bán nguyệt, nhà văn chỉ, nhà võ chỉ, Chiếu dời đô… Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong; là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Nhà văn chỉ và võ chỉ nằm hai bên khu đền chính, thờ các vị quan văn, võ tiêu biểu nhất trong suốt 214 năm trị vì của nhà Lý, tiêu biểu như Tô Hiến Thành, Lý Đạo Thành, Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc… Chiếu dời đô là một công trình bằng gốm cao 3,5m, rộng hơn 8m, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng; được coi là bức chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam. Trong lịch sử, đền Đô 4 lần được Bác Hồ về thăm. Năm 1991, đền Đô được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154. Năm 2014, đền Đô cùng với khu lăng mộ các Vua nhà Lý đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Thủy đình
  !important; Lễ hội đền Đô được tổ chức từ 14-16 tháng 3 Âm lịch hằng năm nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang và ban “Chiếu dời đô”. Lễ hội được nhân dân Đình Bảng lưu giữ và truyền lại lại qua bao đời.
Trường Tiểu học Long Biên luôn hướng về cội nguồn dân tộc để giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh. Nhà trường rất nhiều lần cho HS về đây học tập và giáo dục truyền thống – học lịch sử dân tộc. Học sinh rất hào hứng và thích thú khi được về nơi đây…
  !important;