Qua hàng ngàn năm lịch sử, Tết Bánh Trôi – Bánh Chay đã kết tinh tinh hoa văn hóa Việt, thấm đẫm tâm linh Việt, là ngày Tết để tưởng nhớ tổ tiên.
Tết Hàn thực người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Ngay cách làm bánh trôi của Việt Nam cũng rất khác bánh trôi Tàu, thứ bánh mà hiện giờ cũng được bày bán ở nhiều nơi.
"Bánh trôi Tàu gần tương tự bánh chay, nhưng nhân có gia thêm chút dừa nạo hoặc dừa xắt miếng vuông nhỏ, nước đường thì chỉ dùng gừng và đường không cho bột sắn dây hay bột đao. Loại bánh này thường ăn nóng".
Từ thời Lý, Tết Hàn Thực đã được Việt hóa. Người Việt Nam ăn tết Hàn Thực với mục đích chủ yếu là để lễ Phật và cúng gia tiên. Tết Hàn Thực ở Việt Nam không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện. Người Việt tượng trưng cho tết Hàn Thực bằng bánh trôi, bánh chay và gọi tết này là “Tết bánh trôi-bánh chay”.
Góp phần giữ gìn và phát huy những nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt, Ban phụ huynh học sinh lớp cùng cô và trò đã hào hứng chuẩn bị chu đáo cho ngày 3-3. Cô – trò mong muốn tự tay tạo ra những đĩa bánh trôi, những bát bánh chay thơm ngon, đẹp mắt.
Ngũ sắc chuẩn luôn nhé các bạn. Màu đỏ của gấc, màu xanh của lá nếp, màu vàng của cà rốt, màu tím của củ rền, cuối cùng là màu trắng của bột gạo nếp.
Tuyệt vời đúng không các bạn!