!important; Hòa chung với phong trào thi đua Dạy tốt-Học tốt, cô giáo Kim Phương Nga – một cô giáo trẻ Trường Tiểu học Long Biên đã tham dự hội thi với bài dạy môn Tiếng Việt: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp; Câu hỏi cùng với các em học sinh lớp 3A4.
Với việc xây dựng bài học theo chủ đề của tháng 12: Biết ơn chú bộ đội, cách sáng tạo đồ dùng học tập đẹp mắt xen lẫn các hoạt động sôi nổi, cô Nga đã mang đến một tiết học thú vị và hiệu quả.
Để tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào đón các thầy cô giáo đến dự hội thi đồng thời giúp học sinh hứng thú, hào hứng với tiết học, cô Nga đã dẫn dắt các em học sinh bằng việc trả lời hai câu hỏi để cùng lên xe tham gia một chuyến tham quan. Các em học sinh vừa được ôn lại kiến thức đã học, vừa háo hức đoán xem chuyến tham quan của mình hôm nay sẽ đi những đâu.
Ngay sau phần khởi động ấn tượng, vui nhộn của các em học sinh, điểm dừng chân đầu tiên của cô giáo và các bạn học sinh đó chính là doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam- nơi sinh hoạt và học tập của các chú bộ đội lục quân. Với việc áp dụng kĩ thuật mảnh ghép, các em học sinh đã được làm việc nhóm, cùng nhau thảo luận và chia sẻ các từ thuộc chủ đề nghề nghiệp. Với tác phong sư phạm chuẩn mực, nhẹ nhàng, cô Nga luôn ân cần giúp đỡ động viên học sinh kịp thời hoàn thành các nhiệm vụ trong giờ học. Cô Nga cũng lồng ghép giáo dục học sinh thái độ tôn trọng với những người làm nghề trong xã hội.
  !important; Tạm biệt các chú bộ đội lục quân, cô giáo và các bạn học sinh lớp 3A4 đến với địa điểm tham quan thứ hai. Các bạn học sinh sẽ phải vượt qua thử thách của các chú bộ đội hải quân. Ngoài việc xác định được các từ để hỏi, cô Nga còn giúp các bạn hiểu mục đích sử dụng của các từ để hỏi trong từng trường hợp.
  !important; Điểm dừng chân cuối cùng của cô trò lớp 3A4 là đến thăm doanh trại của các chú bộ đội biên phòng. Với việc nắm được mục đích sử dụng các từ để hỏi của bài tập 2, các bạn học sinh đã dễ dàng vượt qua thử thách của bài tập 3 đó là chuyển từ câu kể sang câu hỏi.
Tiết học khép lại với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: sự vui vẻ, hào hứng của học sinh, sự hài lòng của cô giáo khi học trò thích thú, chủ động lĩnh hội kiến thức, sự tự hào của Ban giám hiệu khi đội ngũ giáo viên của mình luôn luôn nhiệt huyết, toàn tâm và sáng tạo.
  !important;