!important; Được sự chỉ đạo, phân công chuyên môn của BGH trường Tiểu học Long Biên, ngày 1/4/2021 vừa qua, tổ 4 đã tổ chức thành công tiết dạy áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học lớp 4, do cô Phạm Hà Trang - GV chủ nhiệm lớp 4A6 thực hiện. Về dự tiết chuyên đề có cô giáo Nguyễn Ngọc Hà - Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các cô giáo tổ 4.
  !important; Có thể nói phương pháp Bàn tay nặn bột không còn quá xa lạ với chúng ta. Có thể hiểu: Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...
  !important; Và đến với tiết dạy: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt trong chương trình Khoa học lớp 4, cô giáo Hà Trang đã làm rõ khái niệm cũng như 5 bước tiến hành của phương pháp dạy học tích cực này.
  !important; Tiết học được diễn ra trong không khí hào hứng, sôi nổi của các em học sinh. Trong tiết học, HS được tham gia nêu những hiểu biết ban đầu của mình về thế giới xung quanh, được đặt câu hỏi về những điều mình còn băn khoăn thắc mắc, tự giải quyết vấn đề thông qua hoạt động thực hành làm thí nghiệm, rồi đưa ra đánh giá, thảo luận so sánh kết quả với các bạn trong nhóm để đi đến kết luận kiến thức.
  !important; Dưới sự định hướng của GV, đa số các em đều hào hứng, thích thú khi bản thân được tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
  !important; Có thể thấy, trong tiết học, các em đã được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề…đảm bảo mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.
  !important; Có thể nói đây là một tiết dạy thành công về việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học tự nhiên. Sự thành công này không chỉ góp phần khẳng định hiệu quả của phương pháp Bàn tay nặn bột mà còn đánh dấu sự trưởng thành, kinh nghiệm giảng dạy của cô giáo trẻ Phạm Hà Trang nói riêng và của đội ngũ giáo viên tổ 4 nói chung. Tôi hi vọng rằng, những phương pháp dạy học tích cực như trên sẽ được thực hiện nghiêm túc, rộng rãi và hiệu quả trong cả nước nhằm phát huy tính tích cực của HS, tạo ra những thế hệ tương lai đầy tài năng, trí tuệ cho đất nước.