!important; Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em; không để xảy ra việc sử dụng trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật. Ngày 09/08/2021 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 3186/KH-SGDĐT thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật với mục tiêu chung là: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển Chương trình tại các cơ sở giáo dục (CSGD) phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố theo từng giai đoạn; nâng cao nhận thức của toàn xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng Chương trình ở các CSGD, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng, hiện đại và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các CSGD, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em để thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật (sau đây gọi tắt là lao động trẻ em).
  !important; Chương trình cũng đề ra những mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.
Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Mục tiêu 3: Đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Định hướng đến năm 2030: Tiếp tục duy trì tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (tính từ 5 đến 17 tuổi) dưới 1% và giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.
Để thực hiện được những mục tiêu và định hướng trên chương trình cũng chỉ rõ những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong việc thực hiện Chương trình.
2. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
3. Nâng cao năng lực chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
  !important; 4. Tăng cường phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ và can thiệp lao động trẻ em và trẻ có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.
5. Xây dựng và triển khai các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
7. Vận động nguồn lực.
8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa lao động trẻ em.
9. Tiến hành khảo sát đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình.
Tại ngôi trường Tiểu học Long Biên, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về “phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật”; cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tới mỗi PHHS và người dân trên các kênh truyền thông như trang web nhà trường, nhóm lớp, phần mềm Enetviet và đặc biệt là lồng ghép trong tiết Sinh hoạt lớp. Với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được đề ra trong chương trình và đặc biệt là sự chung tay của toàn xã hội, chúng ta tin rằng những mục tiêu của chương trình sẽ đạt kết quả cao.