!important; Trong suốt chiều dài 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã có đóng góp rất nhiều vào công cuộc dựng xây và bảo tồn, kế thừa và phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp từ đời này sang đời khác.
Từ thuở khai sinh dựng nước, hình ảnh Bà Trưng, Bà Triệu uy nghi cưỡi voi ra trận đánh giặc, đánh tan quân thù đã trở thành biểu tượng cho khí phách anh hùng, chí khí quật cường và khát vọng tự do độc lập của đất nước ta.
“Chị em nặng một lời thề
Phất cờ nương tử thay quyền tường quân
… Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành”
  !important; Thời kì giữ gìn và xây dựng đất nước phát triển, truyền thống kiên cường bất khuất càng được phát huy rõ nét “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” như Chị Võ Thị Sáu, nữ tướng Nguyễn Thị Định, … Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình những chiến sĩ trên hai trận tuyến đều anh hùng bất khuất - trung hậu đảm đang.
  !important; Năm 1927, bà Nguyễn Thị Minh Khai đã lập ra “Công Hội Đỏ”- tổ chức của các chị em có cùng chí hướng cứu nước, và quan trọng là tìm ra con đường giải phóng phụ nữ.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập, trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng ghi rõ “Nam nữ bình quyền” đề cao phụ nữ là lực lượng cách mạng quan trọng! Đảng chỉ rõ cần lập tổ chức của phụ nữ riêng. Vào ngày 20-10-1930, Hội Phụ nữ phản đế niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam”.
Ngày nay, xã hội hiện đại phát triển, không chỉ riêng quyền bình đẳng của phụ nữ được quan tâm, mà các quyền trẻ em gái bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, dinh dưỡng và y tế cũng được chú trọng. Ngoài sự quan tâm về nhu cầu vật chất, các thông điệp hướng tới những hành động bảo vệ trẻ em gái không bị kì thị, không bạo lực gia đình, trường học cũng được các tổ chức, cá nhân tuyên truyền mạnh mẽ để thay đổi lối mòn trong tư duy phong kiến “trọng nam khinh nữ”. Phụ nữ và trẻ em gái ngày càng được tôn trọng và có quyền bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực.
  !important; Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay luôn mang những phẩm chất cao quý mà Bác Hồ đã từng trao tặng đó là “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ- người phụ nữ Việt Nam lại vươn lên để khẳng định mình. Trong môi trường giáo dục, cụ thể là tại trường Tiểu học Long Biên, CBGVNV trong nhà trường chiếm tới hơn 80% là nữ. Là lực lượng nòng cốt của tập thể, các nữ CBGVNV của trường Tiểu học Long Biên luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; mang về rất nhiều thành tích cho nhà trường trong các phong trào “Giỏi việc nước- đảm việc nhà”, “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”. Các cô, các chị luôn năng động sáng tạo trong công tác, được tôn vinh trong xã hội nhưng không hề quên đi vai trò, vị trí và thiên chức của mình trong cuộc sống gia đình. Các chị luôn là những người con thảo, người mẹ hiền mẫu mực với các con, người vợ chu toàn, người giữ lửa trong tổ ấm của mình.
Ngày 20-10 hàng năm, ngày cả nước tôn vinh phụ nữ Việt Nam; các cô giáo luôn diện cho mình Quốc phục của đất nước. Tà áo dài luôn là biểu tượng cho phụ nữ Việt Nam kín đáo nhưng vẫn duyên dáng, dịu dàng như chính tâm hồn phụ nữ Việt. Các đ/c nữ CBGVNV trường Tiểu học Long Biên cũng hưởng ứng tuần lễ “Duyên dáng áo dài Việt Nam” như những bông hoa tỏa cả hương lẫn sắc. Mỗi cô giáo là một bông hoa trong rừng hoa khoe sắc.
  !important; Năm nay dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên các hoạt động hưởng ứng tuần lễ “Duyên dáng áo dài Việt Nam”, các hoạt động nhằm tôn vinh người phụ nữ cũng bị hạn chế đi rất nhiều. Tuy không rầm rộ các hoạt động như mọi năm, nhưng với những cống hiến và hy sinh cho công việc cũng như gia đình, phụ nữ Việt Nam xứng đáng nhận được những tình yêu thương, sự trân trọng của toàn xã hội.
Xin được kính chúc tới các bà các mẹ, chị em đồng nghiệp không chỉ 20-10 mà 365 ngày trong năm đều là ngày phụ nữ được tôn vinh và trân trọng! Chúc cho tất cả những bông hoa đẹp thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc rạng ngời, một đời an nhiên.