!important; Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) cho biết những dự liệu ban đầu cho thấy biến thể Omicro dễ lây hơn chủng Delta và làm giảm hiệu quả của vắc xin ngừa COVID -19 nhưng lại gây ra ít triệu chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, WHO cũng cảnh báo rằng chưa có đủ dữ liệu để đáng giá toàn diện về động lực của biến thể này.
  !important; 1. Biến thể Omicron phát hiện ở đâu?
Biến thể mới Omicron chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp hôm 26/11 (theo giờ Việt Nam).
Ban đầu nó được gọi là B.1.1.529, lần đầu được phát hiện qua thu thập mẫu xét nghiệm tại Nam Phi vào ngày 9/11, được báo cáo lần đầu cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24/11 và được đánh giá là biến chủng "đáng lo ngại". Ở Nam Phi, từ ngày 29 đến 3/12, số ca COVID-19 đã tăng gần 7 lần, lên tới hơn 16.000 ca/ngày. Đến 80% ca nhập viện là những người trẻ tuổi, nguy cơ tái nhiễm với Omicron cao hơn 3 lần so với Delta và Beta, may mắn là dù số ca nhiễm tăng mạnh, nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào do biến thể Omicron.
2. Biến thể Omicron nguy hiểm ra sao?
Theo các nhà khoa học, biến thể Omicron có tới 32 đột biến ở protein gai (thành phần giúp virus bám vào tế bào cơ thể), là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2. "Biến thể này được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác. Theo đó, Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta" .
Biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu: 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. Quan trọng là 32 đột biến về protein gai S, là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vaccine. Nhiều đột biến trong số đó đã không được quan sát thấy ở các chủng khác. Vì quá nhiều đột biến, các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng rất lo ngại rằng Omicron có thể lây lan nhanh, trốn né miễn dịch và khả năng kháng vaccine.
  !important; 3. Triệu chứng điển hình
  !important; Hiện chưa có thông tin nào cho thấy Omicron có thể gây ra các triệu chứng COVID-19 khác so với các biến thể trước đó.Thậm chí những người nhiễm biến thể Omicron còn có triệu chứng nhẹ hơn so với những biến thể trước đó.
4. Việt Nam chủ động ứng phó
  !important; Việt Nam dù chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 biến thể Omicron nào, nhưng Bộ Y tế đã chủ động báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.
Bộ Y tế cũng cho biết Việt Nam đang chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới. Hệ thống giám sát dịch đã tăng cường nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur được yêu cầu thực hiện giải trình tự gene trường hợp nghi ngờ nhiễm biến thể mới, đặc biệt là ca có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.
5. Hy vọng và viễn cảnh từ biến thể Omicron
Hiện có một số ý kiến "tích cực", có cơ sở về sự xuất hiện biến chủng Omicron sau:
Tiến sĩ Anurag Agrawal, chuyên gia giải trình tự gen của Ấn Độ, nhận định "Bất kỳ nghiên cứu nào kết luận rằng biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao hơn 6 lần so với biến thể Delta là sai khoa học"; và dù biến chủng Omicron chứa những đột biến nguy hiểm, khả năng miễn dịch hiện tại bị suy giảm đáng kể trước biến thể mới. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ thị để biểu thị khả năng lây truyền của Omicron là điều sai khoa học.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Omicron là khởi đầu cho đoạn kết cơn ác mộng COVID-19. Theo các chuyên gia này, biến chủng lây lan nhanh nhưng gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng cuối cùng sẽ "đánh biển người" chủng Delta và gây miễn dịch cộng đồng.
Đặc biệt, các chuyên gia Nga đưa ra nhận định đáng lưu tâm: "Biến thể Omicron có thể là vaccine tự nhiên".
  !important; Vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng với biến thể Omicron và hãy tuân thủ tốt các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ y tế để bảo vệ bản thân và người thân trước đại dịch COVID -19, hãy đảm bảo:
- Đeo khẩu trang che kín mũi và miệng. Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo và tháo khẩu trang.
- Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với những người xung quanh.
- Tránh các không gian kín khí hoặc tụ tập đông người.
- Mở cửa sổ để lưu thông không khí trong nhà.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc dung dịch rửa tay có chứa ít nhất 60% cồn.
- Tiêm phòng đầy đủ khi có thể. Các vắc xin COVID-19 được Bộ y tế phê duyệt đều an toàn và hiệu quả.