Chủ điểm: &ldquo !important; Em yêu Hòa Bình”
I: Thời gian giới thiệu: Tiết đọc sách
II: Người giới thiệu: Nguyễn Hồng Nhung
III: Người viết: : Nguyễn Hồng Nhung
IV: Đối tượng nghe: Học sinh
V: Hình thức giới thiệu: Trong giờ đọc sách của học sinh
VI: Thông tin thư mục: Cùng em tìm hiểu Hoàng Sa – Trường Sa - H.: Văn học, 2014.- 200tr.; 20,5cm.
VII: Nội Dung:
Hùng vĩ thay toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa
(Tố Hữu)
Tổ Quốc Việt Nam ta có hơn 3000km chạy quanh dải đất hình chữ S. Đất nước ta “chân Trường Sơn đạp sóng Thái Bình”, vươn ra phía Đông, hướng mặt trời mọc. Cứ mỗi mùa hè khi ta biển tắm mắt tại các vùng biển nổi tiếng trong nước các em có bao giờ dõi tầm mắt ra xa ngoài biển cả mênh mông và tự hỏi giữ trùng khơi sóng nước bao la biển còn có gì đưa lại cho ta ngoài bãi cát phẳng lì, trắng đẹp, những con sóng ngày đêm vỗ bờ ca hát. Biển còn có đảo các em ạ. Biển Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo góp phần cùng đất liền làm nên vẻ đẹp và sức mạnh của nước nhà. Chính vì thế tìm hiểu lịch sử về địa lý, con người, lịch sử của những hòn đảo ấy cũng chính là tìm hiểu sâu hơn về lịch sử về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử này, cô xin giới thiệu tới các con học sinh một cuốn sách lịch sử hay và ý nghĩa có tên là “cùng em tìm hiểu Hoàng Sa – Trường Sa” của nhóm tác giả Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín.
Nói như lời giới thiệu của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Cuốn sách này là con tàu tốc hành đi trong không gian đưa các em tới thăm các đảo và quần đảo trong vùng biển chủ quyền của nước ta và ngược thời gian tìm hiểu cha ông mình đã làm chủ và khai thác biển đảo như thế nào. Các em sẽ thấy tự hào với công lao của biết bao thế hệ người Việt Nam đã tạo lập và giữ gìn cả một giang sơn Tổ quốc có lãnh thổ, lãnh hải đầy đủ chủ quyền.Từ đó các em sẽ yêu quý và có trách nhiệm với đất và nước thiêng liêng của quốc gia mình”.
Cuốn sách được sắp xếp một cách khoa học, mang đến một cái nhìn tổng quát đầy đủ, chi tiết về vùng biển nước ta.
Chương 1 có tên gọi Tổ quốc ta bao la biển cả. Đây là chương khái quá về các đảo và quần đảo của Việt Nam bao gồm quần đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ ở Vịnh Bắc Bộ, đảo Cồn Cỏ, đảo Lý Sơn ở khu vực miền Trung, các đảo Yến ở ngoài khơi Khánh Hòa, đảo Phú Quý ở Quy Nhơn, tới những quần đảo về du lịch như Côn Đảo, Phú Quốc. Ngoài ra không thể không nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – những địa danh mà thế hệ đi trước không tiếc máu xương để giữ vững biển trời của Tổ quốc.
Tuy thế công cuộc giữ vững biển trời của Tố quốc không hề đơngiản. Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc chiến đấu để bảo vệ đất nước. Các em hãy tìm hiểu nội dung về việc bảo vệ qua chương 2 với tên gọi: lần giở trang sử ông cha để lại và chương 3: giữ biển trời quê hương.
Có thể nói công lao của những người anh hùng đã hi sinh ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa để giữ vững mảnh đất quê hương là không hề nhỏ. Chính vì thế giữ biển trời quê hương không chỉ là nhiệm vụ của thế hệ đi sau như chúng ta mà còn thể hiện lòng biết ơn và trách nhiệm đối với các thế hệ đi trước.
Cùng em tìm hiểu Hoàng Sa – Trường Sa do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành là cuốn sách thứ 7 nằm trong tủ sách biển đảo của em. Trước đó các có các cuốn sách bút kí “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” của tác giả Nguyễn Xuân Thủy, cuốn “Tổ Quốc nơi đầu sóng” tập hợp hơn 200 bức ảnh về các hòn đảo của đất nước…
Các em hãy tìm đọc cuốn sách này tại thư viện nhà trường nhé! Cô xin chào tất cả các con và hẹn gặp lại các con trong buổi giới thiệu sách lần sau.